Viết tiếp những câu chuyện lạ ở miền Tây
Chuyện củ khoai mỡ hình con voi và gia đình “Bạch Tuyết - 4 chú lùn”
Ông Tưởng và củ khoai có hình dáng giống... chú voi con
Sau khi Báo Người Lao Động (ngày 18- 3) đăng bài viết “Ba chuyện lạ ở miền Tây”, độc giả ở tỉnh Vĩnh Long đã liên hệ với Văn phòng đại diện của Báo Người Lao Động ở TP Cần Thơ để cung cấp thêm 2 chuyện lạ cũng thuộc vào dạng... có một không hai.
Củ khoai có hình con voi
Trong dịp triển lãm thành tựu 30 năm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Bình (Vĩnh Long) vừa qua, nhiều khách tham quan đã thật sự kinh ngạc khi nhìn thấy một củ khoai mỡ có hình dáng trông rất giống chú voi con được ban tổ chức đem ra trưng bày. Chủ nhân của củ khoai mỡ kỳ lạ này là ông Lương Văn Tưởng (1961), Chủ tịch Hội Nông dân xã Loan Mỹ. Theo ông Tưởng, đây là giống khoai trúc bình thường như bà con vẫn trồng phổ biến. Tuy nhiên, sau nhiều đợt thu hoạch, ruộng khoai của ông Tưởng xuất hiện nhiều củ có hình dáng khác thường, không củ nào giống củ nào. Đặc biệt, trong lần thu hoạch cách đây vài tháng, ông phát hiện củ khoai có hình dáng rất lạ mắt: cân nặng gần 4 kg và có nhánh cao khoảng 80 cm trông giống như cái vòi của con voi con. “Lúc đầu, ai cũng nghĩ tôi đã tạo dáng cho củ khoai. Tuy nhiên, kể từ khi củ khoai này được đem trưng bày cho đông đảo người dân đến xem tận mắt, thì rất nhiều người từ khắp nơi bắt đầu tìm đến... nài nỉ tôi xin giống” - ông Tưởng cho biết.
Hiện nay, hàng chục hộ dân ở địa phương đang trồng giống khoai mỡ có nguồn gốc từ nhà ông Tưởng. Thế nhưng, chưa một ai thu hoạch được củ khoai nào có hình dáng lạ mắt như thế. Bà Huỳnh Chí Linh, Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Tam Bình, nói: “Chúng tôi đang bảo quản rất tốt củ khoai lạ này để chuẩn bị ra mắt bà con trong hội thi “Đấu xảo trái ngon ĐBSCL lần thứ 4” được tổ chức tại Vĩnh Long vào ngày 27-4 tới đây”.
Bạch Tuyết và 4 chú lùn!
Rời huyện Tam Bình, chúng tôi tìm đến xã Đồng Phú, huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Đến đây, hỏi thăm nhà ông Phú bán vé số, ai cũng biết. Bởi ông không chỉ là người lùn nhất xã, mà cả 3 đứa con của ông cũng vậy.
. Dành cho bạn đọc: Bạn đọc gần xa có thông tin về những câu chuyện kỳ lạ, vui lòng báo cho tòa soạn, để chúng tôi kịp thời thông tin đến bạn đọc. Địa chỉ liên hệ: Tòa soạn Báo Người Lao Động, ĐT: 08-9306262, 08-9303269 hoặc e-mail: ng.laodong@hcm.fpt.vn. Những thông tin giá trị của bạn đọc sẽ được tòa soạn trao phần thưởng xứng đáng.
TÒA SOẠN
Người bán vé số lùn ấy có tên là Nguyễn Ngọc Phú (1956), con út trong một gia đình có 4 anh em. Trong đó, 2 người anh trai của ông cao trên 1,8 mét, chỉ mỗi mình ông Phú cao chưa tới 1,4 mét. Năm 26 tuổi, ông lập gia đình với chị Phạm Thị Mười, có chiều cao bình thường 1,60 mét. Hơn một năm sau (1981), vợ ông sinh được đứa con trai đặt tên là Nguyễn Hữu Bằng. Gia đình hai bên nội, ngoại ai nấy đều vui mừng khi đứa con đầu lòng vợ chồng ông Phú trông rất kháu khỉnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng, khi bước vào lớp 1 thì Hữu Bằng bắt đầu có dấu hiệu bị “chai”, chân và tay không phát triển nữa. Đứa con trai kế tiếp của ông bà là Nguyễn Hữu Trí (1984) cũng chẳng khác anh và cha của mình. Chưa nguôi hy vọng, vợ chồng ông quyết định sinh con thứ ba với bao nỗi khát khao, hy vọng nó sẽ thoát khỏi “định mệnh lùn”. Nào ngờ, bé gái Nguyễn Thị Như Ngọc (1988) khi mới chào đời chỉ bằng phân nửa chiều cao của những đứa trẻ sơ sinh khác. Ông Phú bày tỏ: “Nghĩ cũng lạ, gia đình hai bên nội, ngoại từ trước tới giờ ai cũng cao như... người mẫu, chỉ có cha con tôi là thuộc dạng... lùn nhất thế giới”.
Mặc dù có hình dáng “khiêm tốn”, nhưng tình trạng sức khỏe của ông Phú và các con đều rất tốt. Đặc biệt, ngoại trừ Hữu Bằng ở nhà phụ giúp gia đình, còn Hữu Trí và Như Ngọc là những học sinh có học lực khá, giỏi. Năm nay, Hữu Trí đang theo học năm cuối chuyên ngành kế toán của Trường Xây dựng miền Tây (Vĩnh Long); còn bé Như Ngọc hiện theo học lớp 8 Trường THCS Đồng Phú (xã Đồng Phú). Hằng ngày, ông Phú đạp xe đạp đi khắp các xóm ấp để bán vé số. Còn chị Mười thì làm thuê, làm mướn theo kiểu “ai khó, có tui đây”. Ấy vậy mà trong căn nhà lá rách nát của ông lúc nào cũng rộn vang tiếng cười. Chị Mười tâm sự: “Thấy gia đình tôi lúc nào cũng sum vầy, vui vẻ, nên bà con trong xóm đặt cho tôi biệt danh là “Bạch Tuyết”, còn 4 cha con tụi nhỏ là “Chú Lùn”.
Ông Phú (phải) và 3 đứa con của mình
Ông Nguyễn Văn Mong, Chủ tịch UBND xã Đồng Phú, nhận xét: “Gia đình ông Phú là trường hợp rất hy hữu ở địa phương. Dù bị dị tật bẩm sinh, nhưng vợ chồng ông vẫn cố gắng lao động để mưu sinh và lo cho các con ăn học đàng hoàng. Tấm gương về những người dị tật bẩm sinh như gia đình ông Phú đáng được trân trọng”.
Trước lúc chia tay chúng tôi, ông Phú lại nói đùa: “Mấy chú nhà báo thường đi đó đây, vậy để ý xem có gia đình nào “lạ” như thế này không. Nếu có thì nhớ... giới thiệu để chúng tôi làm sui gia”. Chúng tôi hứa, nếu phát hiện được trường hợp tương tự, sẽ giới thiệu với gia đình ông Phú. Nhân đây chúng tôi nhờ bạn đọc gần xa, nếu phát hiện được những chuyện lạ khắp nơi xin báo về Tòa soạn Báo Người Lao Động để chúng tôi kịp thời thông tin đến bạn đọc.
Chuyện gia đình ba thế hệ chỉ có 1 ngón tay, 1 ngón chân
Đó là hội chứng cực kỳ hiếm trên thế giới
Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Ba chuyện lạ ở miền Tây”, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn đang công tác tại Viện Y khoa Garvan (Sydney - Úc) đã gửi
e-mail về tòa soạn với nội dung: “Trong bài viết “Ba chuyện lạ ở miền Tây” đăng trên Báo Người Lao Động online có nói đến một gia đình 3 thế hệ mà mỗi thế hệ có một người chỉ có 1 ngón tay và 1 ngón chân. Đây là một hội chứng mà y khoa gọi là ectrodactyly (hay còn gọi là split- hand, split- foot), cực kỳ hiếm trên thế giới. Thỉnh thoảng chỉ thấy ở Phi châu một vài trường hợp. Còn ở Á châu thì đây là trường hợp tôi nghe đầu tiên. Chính vì thế, đây là một trường hợp cực kỳ lý tưởng cho nghiên cứu. Nhiều câu hỏi đặt ra là: Tại sao chỉ di truyền trong phái nam, gien gì dính dáng và hội chứng ra sao...? Nghiên cứu trường hợp này là một cống hiến cho y học thế giới. Tôi muốn cùng với đồng nghiệp trong nước làm nghiên cứu này. Tôi dự tính sẽ về Việt Nam để ghé thăm gia đình này và trực tiếp phỏng vấn, tìm hiểu họ. Nếu có thể, tôi sẽ xin mẫu máu để tìm xem gien nào có liên quan đến hội chứng này. Tìm được gien là một khám phá quan trọng. Xin nhấn mạnh, đây là một trường hợp độc đáo mà Việt Nam mình có thể làm một cái gì đó cho thế giới y khoa”.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn cũng đề nghị tòa soạn cung cấp một số thông tin về trường hợp đặc biệt trên. Tòa soạn đã cung cấp đầy đủ thông tin cho tiến sĩ Tuấn. Hy vọng trong thời gian tới chúng tôi sẽ cung cấp thông tin nghiên cứu khoa học về trường hợp hy hữu trên cho bạn đọc.
BÁ DŨNG
Chuyện củ khoai mỡ hình con voi và gia đình “Bạch Tuyết - 4 chú lùn”
Ông Tưởng và củ khoai có hình dáng giống... chú voi con
Sau khi Báo Người Lao Động (ngày 18- 3) đăng bài viết “Ba chuyện lạ ở miền Tây”, độc giả ở tỉnh Vĩnh Long đã liên hệ với Văn phòng đại diện của Báo Người Lao Động ở TP Cần Thơ để cung cấp thêm 2 chuyện lạ cũng thuộc vào dạng... có một không hai.
Củ khoai có hình con voi
Trong dịp triển lãm thành tựu 30 năm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Bình (Vĩnh Long) vừa qua, nhiều khách tham quan đã thật sự kinh ngạc khi nhìn thấy một củ khoai mỡ có hình dáng trông rất giống chú voi con được ban tổ chức đem ra trưng bày. Chủ nhân của củ khoai mỡ kỳ lạ này là ông Lương Văn Tưởng (1961), Chủ tịch Hội Nông dân xã Loan Mỹ. Theo ông Tưởng, đây là giống khoai trúc bình thường như bà con vẫn trồng phổ biến. Tuy nhiên, sau nhiều đợt thu hoạch, ruộng khoai của ông Tưởng xuất hiện nhiều củ có hình dáng khác thường, không củ nào giống củ nào. Đặc biệt, trong lần thu hoạch cách đây vài tháng, ông phát hiện củ khoai có hình dáng rất lạ mắt: cân nặng gần 4 kg và có nhánh cao khoảng 80 cm trông giống như cái vòi của con voi con. “Lúc đầu, ai cũng nghĩ tôi đã tạo dáng cho củ khoai. Tuy nhiên, kể từ khi củ khoai này được đem trưng bày cho đông đảo người dân đến xem tận mắt, thì rất nhiều người từ khắp nơi bắt đầu tìm đến... nài nỉ tôi xin giống” - ông Tưởng cho biết.
Hiện nay, hàng chục hộ dân ở địa phương đang trồng giống khoai mỡ có nguồn gốc từ nhà ông Tưởng. Thế nhưng, chưa một ai thu hoạch được củ khoai nào có hình dáng lạ mắt như thế. Bà Huỳnh Chí Linh, Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Tam Bình, nói: “Chúng tôi đang bảo quản rất tốt củ khoai lạ này để chuẩn bị ra mắt bà con trong hội thi “Đấu xảo trái ngon ĐBSCL lần thứ 4” được tổ chức tại Vĩnh Long vào ngày 27-4 tới đây”.
Bạch Tuyết và 4 chú lùn!
Rời huyện Tam Bình, chúng tôi tìm đến xã Đồng Phú, huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Đến đây, hỏi thăm nhà ông Phú bán vé số, ai cũng biết. Bởi ông không chỉ là người lùn nhất xã, mà cả 3 đứa con của ông cũng vậy.
. Dành cho bạn đọc: Bạn đọc gần xa có thông tin về những câu chuyện kỳ lạ, vui lòng báo cho tòa soạn, để chúng tôi kịp thời thông tin đến bạn đọc. Địa chỉ liên hệ: Tòa soạn Báo Người Lao Động, ĐT: 08-9306262, 08-9303269 hoặc e-mail: ng.laodong@hcm.fpt.vn. Những thông tin giá trị của bạn đọc sẽ được tòa soạn trao phần thưởng xứng đáng.
TÒA SOẠN
Người bán vé số lùn ấy có tên là Nguyễn Ngọc Phú (1956), con út trong một gia đình có 4 anh em. Trong đó, 2 người anh trai của ông cao trên 1,8 mét, chỉ mỗi mình ông Phú cao chưa tới 1,4 mét. Năm 26 tuổi, ông lập gia đình với chị Phạm Thị Mười, có chiều cao bình thường 1,60 mét. Hơn một năm sau (1981), vợ ông sinh được đứa con trai đặt tên là Nguyễn Hữu Bằng. Gia đình hai bên nội, ngoại ai nấy đều vui mừng khi đứa con đầu lòng vợ chồng ông Phú trông rất kháu khỉnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng, khi bước vào lớp 1 thì Hữu Bằng bắt đầu có dấu hiệu bị “chai”, chân và tay không phát triển nữa. Đứa con trai kế tiếp của ông bà là Nguyễn Hữu Trí (1984) cũng chẳng khác anh và cha của mình. Chưa nguôi hy vọng, vợ chồng ông quyết định sinh con thứ ba với bao nỗi khát khao, hy vọng nó sẽ thoát khỏi “định mệnh lùn”. Nào ngờ, bé gái Nguyễn Thị Như Ngọc (1988) khi mới chào đời chỉ bằng phân nửa chiều cao của những đứa trẻ sơ sinh khác. Ông Phú bày tỏ: “Nghĩ cũng lạ, gia đình hai bên nội, ngoại từ trước tới giờ ai cũng cao như... người mẫu, chỉ có cha con tôi là thuộc dạng... lùn nhất thế giới”.
Mặc dù có hình dáng “khiêm tốn”, nhưng tình trạng sức khỏe của ông Phú và các con đều rất tốt. Đặc biệt, ngoại trừ Hữu Bằng ở nhà phụ giúp gia đình, còn Hữu Trí và Như Ngọc là những học sinh có học lực khá, giỏi. Năm nay, Hữu Trí đang theo học năm cuối chuyên ngành kế toán của Trường Xây dựng miền Tây (Vĩnh Long); còn bé Như Ngọc hiện theo học lớp 8 Trường THCS Đồng Phú (xã Đồng Phú). Hằng ngày, ông Phú đạp xe đạp đi khắp các xóm ấp để bán vé số. Còn chị Mười thì làm thuê, làm mướn theo kiểu “ai khó, có tui đây”. Ấy vậy mà trong căn nhà lá rách nát của ông lúc nào cũng rộn vang tiếng cười. Chị Mười tâm sự: “Thấy gia đình tôi lúc nào cũng sum vầy, vui vẻ, nên bà con trong xóm đặt cho tôi biệt danh là “Bạch Tuyết”, còn 4 cha con tụi nhỏ là “Chú Lùn”.
Ông Phú (phải) và 3 đứa con của mình
Ông Nguyễn Văn Mong, Chủ tịch UBND xã Đồng Phú, nhận xét: “Gia đình ông Phú là trường hợp rất hy hữu ở địa phương. Dù bị dị tật bẩm sinh, nhưng vợ chồng ông vẫn cố gắng lao động để mưu sinh và lo cho các con ăn học đàng hoàng. Tấm gương về những người dị tật bẩm sinh như gia đình ông Phú đáng được trân trọng”.
Trước lúc chia tay chúng tôi, ông Phú lại nói đùa: “Mấy chú nhà báo thường đi đó đây, vậy để ý xem có gia đình nào “lạ” như thế này không. Nếu có thì nhớ... giới thiệu để chúng tôi làm sui gia”. Chúng tôi hứa, nếu phát hiện được trường hợp tương tự, sẽ giới thiệu với gia đình ông Phú. Nhân đây chúng tôi nhờ bạn đọc gần xa, nếu phát hiện được những chuyện lạ khắp nơi xin báo về Tòa soạn Báo Người Lao Động để chúng tôi kịp thời thông tin đến bạn đọc.
Chuyện gia đình ba thế hệ chỉ có 1 ngón tay, 1 ngón chân
Đó là hội chứng cực kỳ hiếm trên thế giới
Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Ba chuyện lạ ở miền Tây”, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn đang công tác tại Viện Y khoa Garvan (Sydney - Úc) đã gửi
e-mail về tòa soạn với nội dung: “Trong bài viết “Ba chuyện lạ ở miền Tây” đăng trên Báo Người Lao Động online có nói đến một gia đình 3 thế hệ mà mỗi thế hệ có một người chỉ có 1 ngón tay và 1 ngón chân. Đây là một hội chứng mà y khoa gọi là ectrodactyly (hay còn gọi là split- hand, split- foot), cực kỳ hiếm trên thế giới. Thỉnh thoảng chỉ thấy ở Phi châu một vài trường hợp. Còn ở Á châu thì đây là trường hợp tôi nghe đầu tiên. Chính vì thế, đây là một trường hợp cực kỳ lý tưởng cho nghiên cứu. Nhiều câu hỏi đặt ra là: Tại sao chỉ di truyền trong phái nam, gien gì dính dáng và hội chứng ra sao...? Nghiên cứu trường hợp này là một cống hiến cho y học thế giới. Tôi muốn cùng với đồng nghiệp trong nước làm nghiên cứu này. Tôi dự tính sẽ về Việt Nam để ghé thăm gia đình này và trực tiếp phỏng vấn, tìm hiểu họ. Nếu có thể, tôi sẽ xin mẫu máu để tìm xem gien nào có liên quan đến hội chứng này. Tìm được gien là một khám phá quan trọng. Xin nhấn mạnh, đây là một trường hợp độc đáo mà Việt Nam mình có thể làm một cái gì đó cho thế giới y khoa”.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn cũng đề nghị tòa soạn cung cấp một số thông tin về trường hợp đặc biệt trên. Tòa soạn đã cung cấp đầy đủ thông tin cho tiến sĩ Tuấn. Hy vọng trong thời gian tới chúng tôi sẽ cung cấp thông tin nghiên cứu khoa học về trường hợp hy hữu trên cho bạn đọc.
BÁ DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét