+ Cuộc hành trình tâm huyết và kiên nhẫn:
Căn nhà của ông Nguyễn Tấn Tài (Ut Tèo) ở ấp 8, xã Vị Thắng, huyện Vị Thuỷ (Hậu Giang) bằng gỗ khá khang trang, vách ván vừa có nét cổ kín vừa hiện đại. Vách nhà được ông trang trí thật trang nghiêm những hình ảnh minh hoạ, những bức hoành phi, câu đối xem rất ý nghĩa và trông khá đẹp mắt. Ong Ut giải thích: “Đây là những bức hoạ của dòng tộc chúng tôi từ mấy đời nay lưu giữ. Có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc ngày nay cũng nhờ hương quả và công đức của người xưa để lại. Do đó, chúng ta cần phải khắc ghi công ơn đó, cây có cội nước có nguồn, làm người phải biết tổ tông chứ...”. Hiện ông Ut Tèo còn lưu giữ một số kỷ vật của ông bà anh có từ hằng trăm năm như: Gốc cây tràm đến nay đúng trăm tuổi, viên gạch nung đầu tiên mà ông bà anh đặt chân gầy dựng trên mảnh đất mới. Những sổ sách, giấy tờ có liên quan đến đất đai thời Pháp thuộc cũng được anh giữ gìn một cách cẩn thận.
Việc tìm lại gia phả của dòng họ mình được ông Út thực hiện từ năm 17 tuổi, bắt đầu làm tìm đến những người cao tuổi, hỏi han về chuyện lịch sử của đất nước, về quan hệ của dòng họ và đặc biệt rất thích sưu tầm tài liệu xưa. Những tài liệu nào có liên quan đến dòng họ hoặc người thân của ông bà mình ông đều ghi chép, lưu giữ. Thời kỳ chiến tranh loạn lạc, những người thân của dòng họ ông phải sơ tán mỗi người một nơi. Khi hoà bình lập lại, có người đã mất, có người còn sống, nhưng họ cũng đã có gia đình hoặc không còn nhớ đến quê hương vì trong số đó có người xa quê khi còn thơ ấu. Năm 1976, đất nước được thanh bình, ông bắt đầu “cuộc hành trình” đi tìm và lập ra một số tông chi có liên quan đến họ Nguyễn- Huỳnh và họ Trần- Huỳnh. Các họ trên đều là họ của ông bà nội và ông bà ngoại của ông Ut Tèo xuất phát từ quê gốc vùng Đồng Tháp mười. Trong thời gian đi tìm tông tộc, có lúc phải gian truân, cực khổ, lặn lội đường bộ xa xôi vài chục cây số anh mới tìm được địa chỉ của người thân ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Khi thì ông đi tìm bằng xuồng ghe, khi thì đi bằng xe cộ, nhưng chủ yếu đi bộ là nhiều. Ong kể: “Có lần tôi đi tìm tông tộc bằng xuồng máy nhỏ ở một nơi mà tôi chưa biết đến bao giờ, mà chỉ được nghe cha anh kể lại lúc nhỏ”. Từ lời kể của cha, ông đi tận tới xứ Bạc Liêu nơi mà ông không hề quen biết bạn bè, người thân. Mới đây, Ong Ut Tèo cũng có cuộc hành đi tìm tông tộc của mình tại huyện Trà On (Vĩnh Long), ông đã tìm được nhựng anh chị em của ông nội mình. Niềm vui hoà lẫn trong niềm ngạc nhiên đầy vẻ xúc động, ông càng tự tin và thấy ý nghĩa công việc của mình hơn… Khi đi trong mình ông chỉ có một thứ duy nhất quan trọng đó là tờ giấy chứng minh thư, phòng khi “rủi ro”. Vậy mà, ông lân la, dò hỏi, ở nhờ nhà các cán bộ xã, ấp suốt cả tháng trời mới tìm gặp lại được người thân, đã bỏ nơi chôn nhau cắt rốn ra đi biệt xứ 72 năm qua, những người này ông chưa từng biết mặt. Những lúc ra đi, “hành trang” mà ông thường mang theo bên mình chỉ có vài bộ đồ và nhiều loại thức ăn khô như: bánh mì, bánh tét, bánh lá dừa...để ăn qua bữa. “Nhiều khi, tìm gặp lại được “người thân” nhưng tôi còn bị mọi người nghi ngờ cho là lừa gạt, dụ dỗ để mà kiếm tiền. Chứ họ không nghĩ có ai ở không đâu mà bỏ thời gian đi làm những chuyện như vậy”, ông nói.
Ròng rã suốt 30 năm qua, ước mơ quyển gia phả 7 đời của anh bây giờ đã trở thành hiện thực. Lật từng trang của quyển gia phả dày trên 200 trang khổ 30x40. Trong cuốn gia phả này được ghi lại 8 họ mà ông đã tìm, xác định, sắp xếp theo thứ tự từng tông từng chi rất rõ rệt và đầy đủ. Đặc biệt, ông còn biết áp dụng thuật ngữ rất độc đáo: viên tằng tổ khảo (ông tổ), viên tằng tổ tỉ (bà tổ), cao tằng tổ khảo (cố nội), tằng tổ khảo (cốc nội), tổ khảo (ông nội), khảo (cha), thân (mình), tử (con), tôn (cháu), tằng tôn (cháu kế), quyền tôn (cháu kế nữa) và viễn tôn (...).
+ Dạy con bằng câu đối:
Với ông Ut Tèo, tìm được tông tộc của mình là để đền đáp công ơn tổ tiên, những người đã có công khai hoang, gầy dựng nên của cải để lại cho con cháu sau này. Say mê đi tìm gia phả, nhưng ông cũng không quên trách nhiệm của một người chồng, người cha trong việc chăm lo cho các con của mình. Bốn người con của ông đều học giỏi, lễ phép với mọi người. Cô con gái lớn của ông - Nguyễn thị Lux (26 tuổi) đã tốt nghiệp Đại học kinh tế TPHCM. Người thứ hai Nguyễn thị Bux (23 tuổi) đã tốt nghiệp ngành ngoại thương Đại học Cần Thơ. Người con trai duy nhất Nguyễn Khái (20 tuổi) đang học năm thứ nhất Trường Đại học Cần Thơ chuyên ngành cơ khí. Cô con gái út tên Nguyễn Thị Phux (17 tuổi) đang học lớp 12 Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (TP Cần Thơ). Giải thích về những cái tên ngồ ngộ mà ông đã đặt tên cho các con, ông Ut nói: “Vì sợ đặt trùng tên ông bà mình hồi trước, sợ “hỗn” nên tôi đặt như “dzầy” cho nó chắc ăn”.
Dù mới ngoài 50 tuổi, nhưng nhìn thấy cách trang trí căn nhà trang nghiêm, cách suy nghĩ cổ kín, ai cũng nghĩ đến anh là một người khó tính. Ong Út bộc bạch: “Thấy tôi bề ngoài có vẻ nho giáo, khó tính lắm phải không ? Nhưng thực ra trong cách suy nghĩ, dạy con thì “đổi mới” hoàn toàn đó nhe. Tôi giáo dục các con bằng hình ảnh và thực tế...!”. Quả thật, trước sân nhà ông có hàng trăm chậu kiểng đủ loại, dưới mỗi chậu kiểng anh đều có in một câu đối chữ nho. Mỗi câu đều là một triết lý sống ở đời được anh trích ra từ quyển “Minh tâm bửu giám”.
Ong Út không chỉ được người dân địa phương biết đến là người duy nhất tìm được gia phả 7 đời, nuôi dạy con tốt mà còn biết đến anh là một nhà từ thiện. Với ông, nếu giúp đỡ người khác trên con đường học vấn thì anh sẽ giúp hết mình. Có người, đã được ông giúp đỡ từ tháng này đến năm nọ. Một số gia đình ở xóm có con đỗ đại học nhưng không đủ tiền nuôi con ăn học tiếp, đều được ông giúp đỡ. Có tiếp xúc với ông mới thấy rõ hơn tính cách và đạo đức sống của một nông dân chân chất, suốt ngày tay lấm chân bùn ở một vùng quê còn nghèo khó. Trước khi chia tay chúng tôi, ông Ut Tèo còn dặn: “Mấy chú thấy ai có hoàn cảnh thực sự nghèo khó mà hiếu học hãy đến nói với tôi. Tôi sẵn sàng giúp đỡ họ...!”.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét