Ở thị trấn huyện Duyên Hải có một chợ chuyên bán mồi cho tôm ăn nên người ta gọi là chợ “mồi”
Khu chợ “mồi” nằm cặp bên bờ sông Long Toàn, cách chợ thị trấn huyện Duyên Hải chừng 200 m trên khuôn viên khoảng 2.000 m2. Nơi đây lúc nào cũng rộn nhịp tiếng nói của người mua và người bán. Đặc sản của chợ này chỉ duy nhất là hến biển.
Theo lời giới thiệu của nhiều đồng nghiệp, chợ mồi Duyên Hải thông thường nhộn nhịp nhất vào khoảng từ 5 giờ sáng cho đến 7 giờ sáng hàng ngày. Để thoả mãn sự hiếu kỳ, chúng tôi đã đến nơi đây trước vài tiếng đồng hồ để tận mắt chứng kiến được nét độc đáo của nó.
Bầu trời vẫn còn lạnh căm, im phăng phắt, bỗng có tiếng xe tải từ tuyến Quốc lộ 53 rẽ vào khu vực chợ mồi và tiến thẳng về bến đậu. Từng chiếc từng chiếc một lần lượt tiến về... Khu chợ bắt đầu có những ánh đèn sáng rực lên. Một bạn hàng đang ngủ trong một cái lều bên đường bỗng thức giấc. Bạn tôi, chỉ vào họ mà nói: “Nói là ngủ vậy, chứ mấy bã cũng mới vừa chợp mắt mà thôi. Vì với những người ở chợ mồi này hầu hết là những bạn hàng mua – bán “mồi” mà thôi. Trong giấc ngủ của họ lúc nào cũng mong đợi có “mồi” về để bán”. Thật vậy, không bao lâu, hàng chục chiếc xe có tải trọng nặng lần lượt nề nếp vào một bãi đậu hàng ngày cùng với hàng trăm thương lái ngồi sẵn vào những sạp giả chiến bằng nilon để chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu.
Không có khí càng nóng dần lên khi có sự trao đổi mua bán giữa các thương lái. Người thì hỏi “giá hôm nay bao nhiêu một giạ!”, kẻ thì trả lời phân bua “mắc hơn hôm qua mấy phân !”,… Cứ như thế, tiếng này nói tiếp giọng nọ hoà lẫn trong phố đèn giữa đêm khuya tạo nên sinh khí xôn xao và đầy ấn tượng.
Sau những lời “cò kè bớt một thêm hai”, “mồi” từ trên xe tải cũng được chuyển dần xuống những tấm thảm trải phẳng phiu trên nền cát. Tôi nhẫm đếm có đến gần 100 tấm thảm như vậy, chạy dọc cặp bờ kè. Đa phần những người ngồi ở đây đều là nữ. Và tiếng rao bán “mồi” cũng đã bắt đầu từ đây.
Ở dưới sông, sóng nước vẫn nhấp nhô theo luồng va chạm của những chiếc ghe vỗ vào nhau, những người đi mua “mồi” cũng đã đậu ở đây từ lúc nào. Có lẽ họ cũng chuẩn bị đến rất sớm. Nào là ghe lớn, nào là xuồng nhỏ,… đậu san sát bên bờ kè. Người thì xách giỏ, người thì mang thúng, kẻ thì vát bao đi từng đoàn từng đoàn lên khu chợ mồi…
Bấy giờ, trời đã hừng sáng, tiếng gọi nhau í ớ cũng to dần. Những người đi chợ “mồi” gặp nhau cũng vui như thân quen tự thuở nào. “Sao, tôm anh được mấy tháng rồi ? Năm nay trúng mánh nữa chứ gì ? Anh hay thật,…? Câu chuyện của họ cũng diễn ra từng nhóm người. Họ không chỉ hỏi nhau về mùa tôm trúng hay thất mà họ còn trao đổi với nhau về kinh nghiệm chăn nuôi, chỉ cho nhau việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cho con tôm ngày càng hiệu quả hơn,… làm cho không khí ở đây sôi động hẳn lên.
Mỗi người một việc. Chủ xe thì giao hến cho bạn hàng, bạn hàng thì bày bán cho người đi mua. Tiếng trả giá giữa người mua và người bán cũng được tung ra ở hầu khắp các nơi trong khu chợ. Tuy mỗi người một hành động, một cử chỉ khác nhau, nhưng hầu hết điều làm một việc là chen nhau mua được hến biển về cho tôm ăn, càng sớm, càng tốt. Có lẽ để khi về sớm, họ còn phải cho nhiều việc phục vụ nuôi tôm và làm một số công việc khác.
Một điều đặc biệt của chợ này là có thành lập các tổ khuân vác. Lao động hầu hết là ở các xã lân cận của huyện. Trong đó có mấy tổ trưởng tổ khuân vác điều là những thương binh. Anh Đặng Văn Phương, một trong những tổ trưởng tổ khuân vác khu chợ mồi là thương binh, bộc bạch: “Vào cao điểm chợ mồi có hàng chục tổ khuân vác, mỗi tổ khoảng 15 người. Tất cả khuân vác cho khu chợ mồi lên đến hơn trăm người. Thu nhập bình quân mỗi người cho 1 lao động khoảng 80-100 ngàn đồng/người. Nếu người nào bắt được mối quen làm thêm thì có tiền thêm. Tất cả lao động muốn vào đây làm đều phải nộp hồ sơ và có sự xác nhận của chính quyền địa phương.
Một chủ quán nước trong khu chợ mồi vừa nói và diễn tả: “Ở đây lúc nào cũng vậy, xe cộ ầm ì trên bờ, tàu nghe tấp nập dưới sông. Con người thì nhốn nháo chạy đến chạy lui, trả giá cùng với hàng trăm công nhân khuân vác,… đã làm cho khu chợ nhỏ này cũng lớn dần lên. Nếu vào dịp mùa tôm sú rộ mà trúng mùa, khu chợ này sáng rực đèn và nhốn nháo sáng cả đêm. Đoạn từ đây đến đó không đầy 100 m, nhưng nếu vào cao điểm thì chen nhân được đến chỗ đó cũng phải mất không dưới một tiếng đồng hồ. Nghe nói cứ ngỡ là bịa chuyện nhưng khi chứng kiến cảnh náo nhiệt và chen chúc nhau mới thấm được câu “tai nghe không bằng mắt thấy”.
Chợ mồi không chỉ bán cho người nuôi tôm của huyện mà còn bỏ mối cho bạn hàng đến từ tỉnh Sóc Trăng qua lấy về bán lại. Chị Phát, một buôn lái đến từ Sóc Trăng, cho biết: “Ở Sóc Trăng không có chợ “mồi” như thế này đâu, do ở cù lao Dung mới hình thành và phát triển nghề nuôi tôm sú. Hến biển sẽ giúp cho tôm sú sinh trưởng tốt nên tôi qua đây lấy hến biển về bán cho bà con mỗi ngày. Mỗi chuyến đi như vậy tôi cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Chợ mồi ở đây thật nhộn nhịp và độc đáo làm sao !
Càng về sáng, chợ càng thưa dần, tiếng ồn ào cũng tan biến đi. Các bạn hàng thu gom lại để chờ buổi chiều tiếp tục nhóm buổi thứ 2 trong ngày. Buổi nhóm chợ thứ 2 vào buổi chiều từ 18 giờ đến 20 giờ cũng không kém phần xôn xao như buổi sáng..
Theo Ban Quản lý chợ huyện Duyên Hải, chợ mồi Duyên Hải được hình thành từ năm 1992, khi phong trào nuôi tôm của ngư dân vùng Duyên Hải hình thành và phát triển. Ban đầu chợ mồi này nằm chung với chợ truyền thống của thị trấn, sau đó ngày càng nhiều và đông dần. Khu chợ thị trấn không đủ sức chưa. Ban quản lý phải sắp xếp lại chỗ mới là chỗ hiện nay. Ban đầu thì mỗi năm chợ mồi này nhóm chỉ có một mùa chừng vài ba tháng. Sau đó, có nhiều vụ nuôi tôm trong một năm và số lượng nuôi tôm sú ngày càng nhiều. Chợ mồi này cũng mở rộng và thường xuyên hơn. Mạnh nhất là từ 5 năm trở lại đây vào tháng năm và tháng 6 hàng năm là đông nhất. Hiện nay mỗi ngày có từ 8 đến 10 xe tải (mỗi xe 200 giạ tương đương 6 tấn) và từ 3 đến 4 ghe (mỗi ghe khoảng 2 tấn) chở hến biển đến bán tại chợ mồi huyện Duyên Hải. Vào thời cao điểm có trên 20 xe tải mỗi ngày. Giá hến biển trung bình khoảng 60 ngàn đồng/giạ, vào cao điểm lên cao từ 80 – hơn 100 ngàn đồng/giạ. Nguồn hến biển chủ yếu được tiêu thụ từ tỉnh Kiên Giang, Bến Tre,… Mỗi ngày có 2 thời điểm diễn ra xôn xao: Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng và từ 6 giờ đến 8 giờ tối.
Hiện nay, phong trào nuôi tôm sú ở Trà Vinh ngày càng nhiều, không chỉ bó hẹp trong phạm vi của huyện Duyên Hải mà đã mở rộng sang các huyện tuyến trên như huyện Cầu Ngang, Trà Cú,… cùng với hoàn thành cây cầu Long Toàn, không còn cảnh “cách trở đò giang” nữa. Cho nên bấy giờ, chợ “mồi” cũng đã xuất hiện nhiều điểm ở các xã của huyện Duyên Hải và của huyện Cầu Ngang.
Chợ “mồi” hình thành không chỉ tạo nên nét độc đáo của một loại chợ đặc sản, đặc trưng của miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long mà nó còn góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người địa phương.
Bài và ảnh: SƠN ĐÔNG
Khu chợ “mồi” nằm cặp bên bờ sông Long Toàn, cách chợ thị trấn huyện Duyên Hải chừng 200 m trên khuôn viên khoảng 2.000 m2. Nơi đây lúc nào cũng rộn nhịp tiếng nói của người mua và người bán. Đặc sản của chợ này chỉ duy nhất là hến biển.
Theo lời giới thiệu của nhiều đồng nghiệp, chợ mồi Duyên Hải thông thường nhộn nhịp nhất vào khoảng từ 5 giờ sáng cho đến 7 giờ sáng hàng ngày. Để thoả mãn sự hiếu kỳ, chúng tôi đã đến nơi đây trước vài tiếng đồng hồ để tận mắt chứng kiến được nét độc đáo của nó.
Bầu trời vẫn còn lạnh căm, im phăng phắt, bỗng có tiếng xe tải từ tuyến Quốc lộ 53 rẽ vào khu vực chợ mồi và tiến thẳng về bến đậu. Từng chiếc từng chiếc một lần lượt tiến về... Khu chợ bắt đầu có những ánh đèn sáng rực lên. Một bạn hàng đang ngủ trong một cái lều bên đường bỗng thức giấc. Bạn tôi, chỉ vào họ mà nói: “Nói là ngủ vậy, chứ mấy bã cũng mới vừa chợp mắt mà thôi. Vì với những người ở chợ mồi này hầu hết là những bạn hàng mua – bán “mồi” mà thôi. Trong giấc ngủ của họ lúc nào cũng mong đợi có “mồi” về để bán”. Thật vậy, không bao lâu, hàng chục chiếc xe có tải trọng nặng lần lượt nề nếp vào một bãi đậu hàng ngày cùng với hàng trăm thương lái ngồi sẵn vào những sạp giả chiến bằng nilon để chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu.
Không có khí càng nóng dần lên khi có sự trao đổi mua bán giữa các thương lái. Người thì hỏi “giá hôm nay bao nhiêu một giạ!”, kẻ thì trả lời phân bua “mắc hơn hôm qua mấy phân !”,… Cứ như thế, tiếng này nói tiếp giọng nọ hoà lẫn trong phố đèn giữa đêm khuya tạo nên sinh khí xôn xao và đầy ấn tượng.
Sau những lời “cò kè bớt một thêm hai”, “mồi” từ trên xe tải cũng được chuyển dần xuống những tấm thảm trải phẳng phiu trên nền cát. Tôi nhẫm đếm có đến gần 100 tấm thảm như vậy, chạy dọc cặp bờ kè. Đa phần những người ngồi ở đây đều là nữ. Và tiếng rao bán “mồi” cũng đã bắt đầu từ đây.
Ở dưới sông, sóng nước vẫn nhấp nhô theo luồng va chạm của những chiếc ghe vỗ vào nhau, những người đi mua “mồi” cũng đã đậu ở đây từ lúc nào. Có lẽ họ cũng chuẩn bị đến rất sớm. Nào là ghe lớn, nào là xuồng nhỏ,… đậu san sát bên bờ kè. Người thì xách giỏ, người thì mang thúng, kẻ thì vát bao đi từng đoàn từng đoàn lên khu chợ mồi…
Bấy giờ, trời đã hừng sáng, tiếng gọi nhau í ớ cũng to dần. Những người đi chợ “mồi” gặp nhau cũng vui như thân quen tự thuở nào. “Sao, tôm anh được mấy tháng rồi ? Năm nay trúng mánh nữa chứ gì ? Anh hay thật,…? Câu chuyện của họ cũng diễn ra từng nhóm người. Họ không chỉ hỏi nhau về mùa tôm trúng hay thất mà họ còn trao đổi với nhau về kinh nghiệm chăn nuôi, chỉ cho nhau việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cho con tôm ngày càng hiệu quả hơn,… làm cho không khí ở đây sôi động hẳn lên.
Mỗi người một việc. Chủ xe thì giao hến cho bạn hàng, bạn hàng thì bày bán cho người đi mua. Tiếng trả giá giữa người mua và người bán cũng được tung ra ở hầu khắp các nơi trong khu chợ. Tuy mỗi người một hành động, một cử chỉ khác nhau, nhưng hầu hết điều làm một việc là chen nhau mua được hến biển về cho tôm ăn, càng sớm, càng tốt. Có lẽ để khi về sớm, họ còn phải cho nhiều việc phục vụ nuôi tôm và làm một số công việc khác.
Một điều đặc biệt của chợ này là có thành lập các tổ khuân vác. Lao động hầu hết là ở các xã lân cận của huyện. Trong đó có mấy tổ trưởng tổ khuân vác điều là những thương binh. Anh Đặng Văn Phương, một trong những tổ trưởng tổ khuân vác khu chợ mồi là thương binh, bộc bạch: “Vào cao điểm chợ mồi có hàng chục tổ khuân vác, mỗi tổ khoảng 15 người. Tất cả khuân vác cho khu chợ mồi lên đến hơn trăm người. Thu nhập bình quân mỗi người cho 1 lao động khoảng 80-100 ngàn đồng/người. Nếu người nào bắt được mối quen làm thêm thì có tiền thêm. Tất cả lao động muốn vào đây làm đều phải nộp hồ sơ và có sự xác nhận của chính quyền địa phương.
Một chủ quán nước trong khu chợ mồi vừa nói và diễn tả: “Ở đây lúc nào cũng vậy, xe cộ ầm ì trên bờ, tàu nghe tấp nập dưới sông. Con người thì nhốn nháo chạy đến chạy lui, trả giá cùng với hàng trăm công nhân khuân vác,… đã làm cho khu chợ nhỏ này cũng lớn dần lên. Nếu vào dịp mùa tôm sú rộ mà trúng mùa, khu chợ này sáng rực đèn và nhốn nháo sáng cả đêm. Đoạn từ đây đến đó không đầy 100 m, nhưng nếu vào cao điểm thì chen nhân được đến chỗ đó cũng phải mất không dưới một tiếng đồng hồ. Nghe nói cứ ngỡ là bịa chuyện nhưng khi chứng kiến cảnh náo nhiệt và chen chúc nhau mới thấm được câu “tai nghe không bằng mắt thấy”.
Chợ mồi không chỉ bán cho người nuôi tôm của huyện mà còn bỏ mối cho bạn hàng đến từ tỉnh Sóc Trăng qua lấy về bán lại. Chị Phát, một buôn lái đến từ Sóc Trăng, cho biết: “Ở Sóc Trăng không có chợ “mồi” như thế này đâu, do ở cù lao Dung mới hình thành và phát triển nghề nuôi tôm sú. Hến biển sẽ giúp cho tôm sú sinh trưởng tốt nên tôi qua đây lấy hến biển về bán cho bà con mỗi ngày. Mỗi chuyến đi như vậy tôi cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Chợ mồi ở đây thật nhộn nhịp và độc đáo làm sao !
Càng về sáng, chợ càng thưa dần, tiếng ồn ào cũng tan biến đi. Các bạn hàng thu gom lại để chờ buổi chiều tiếp tục nhóm buổi thứ 2 trong ngày. Buổi nhóm chợ thứ 2 vào buổi chiều từ 18 giờ đến 20 giờ cũng không kém phần xôn xao như buổi sáng..
Theo Ban Quản lý chợ huyện Duyên Hải, chợ mồi Duyên Hải được hình thành từ năm 1992, khi phong trào nuôi tôm của ngư dân vùng Duyên Hải hình thành và phát triển. Ban đầu chợ mồi này nằm chung với chợ truyền thống của thị trấn, sau đó ngày càng nhiều và đông dần. Khu chợ thị trấn không đủ sức chưa. Ban quản lý phải sắp xếp lại chỗ mới là chỗ hiện nay. Ban đầu thì mỗi năm chợ mồi này nhóm chỉ có một mùa chừng vài ba tháng. Sau đó, có nhiều vụ nuôi tôm trong một năm và số lượng nuôi tôm sú ngày càng nhiều. Chợ mồi này cũng mở rộng và thường xuyên hơn. Mạnh nhất là từ 5 năm trở lại đây vào tháng năm và tháng 6 hàng năm là đông nhất. Hiện nay mỗi ngày có từ 8 đến 10 xe tải (mỗi xe 200 giạ tương đương 6 tấn) và từ 3 đến 4 ghe (mỗi ghe khoảng 2 tấn) chở hến biển đến bán tại chợ mồi huyện Duyên Hải. Vào thời cao điểm có trên 20 xe tải mỗi ngày. Giá hến biển trung bình khoảng 60 ngàn đồng/giạ, vào cao điểm lên cao từ 80 – hơn 100 ngàn đồng/giạ. Nguồn hến biển chủ yếu được tiêu thụ từ tỉnh Kiên Giang, Bến Tre,… Mỗi ngày có 2 thời điểm diễn ra xôn xao: Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng và từ 6 giờ đến 8 giờ tối.
Hiện nay, phong trào nuôi tôm sú ở Trà Vinh ngày càng nhiều, không chỉ bó hẹp trong phạm vi của huyện Duyên Hải mà đã mở rộng sang các huyện tuyến trên như huyện Cầu Ngang, Trà Cú,… cùng với hoàn thành cây cầu Long Toàn, không còn cảnh “cách trở đò giang” nữa. Cho nên bấy giờ, chợ “mồi” cũng đã xuất hiện nhiều điểm ở các xã của huyện Duyên Hải và của huyện Cầu Ngang.
Chợ “mồi” hình thành không chỉ tạo nên nét độc đáo của một loại chợ đặc sản, đặc trưng của miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long mà nó còn góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người địa phương.
Bài và ảnh: SƠN ĐÔNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét