Mỗi ngày anh Tư Mẫn đạp trên chiếc xe đạp cọc cạch chở 2 thùng nước đầy đi hàng chục cây số vòng vèo trên các con đường nông thôn quê, để mong bán được vài trăm con cá tra giống. Tới tận mùa gặt lúa, thu họach trái cây anh mới quay lại thu tiền. Ai đàng hòang thì trả tiền, ai ngang ngược thì… chửi lộn trừ tiền.
+ Chuyện “làng cá vồ”:
Những ngày này dân cù lao Long Phú Thuận (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) tất bật ép và dưỡng cá tra, ba sa giống. Ông Lê Văn Hai, ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B, cho biết: Sản xuất cá tra, ba sa giống là nghề truyền thống đã tồn tại gần 70 năm qua. Khoảng 10 năm trở lại đây, nghề cá giống mới bắt đầu phát triển mạnh do “ăn theo” nghề nuôi cá thịt. Theo Ông Hai, vài chục năm trước mùa này trên dòng sông Cửu Long cá vồ con xuôi dòng Mêkông từ Campuchia sang, nổi rất nhiều. Lúc ấy, dân Long Phú Thuận chỉ cần lấy cái mùng ra sông hứng chút xíu là đầy chiếc xuồng rồi chở vô thả xuống ao hầm nuôi. Người có máu kinh doanh thì dùng vợt, lưới bắt được nhiều hơn. Lúc đầu chỉ có vài người bắt cá vồ con nhưng sau đó thấy có ăn nên người tham gia ngày càng đông, hình thành “làng cá vồ giống”. Mỗi mùa nước đổ, dân Long Phú Thuận chèo xuồng ghe chở cá vồ con đi bán ở khắp các tỉnh ĐBSCL, mỗi chuyến đi như vậy khoảng 2-3 tháng mới trở về. Dân các tỉnh ĐBSCL không lạ gì giọng rao nhão nhẹt của giới “ cá vồ dạo” của làng Long Phú Thuận: “ A…ai..ai ca…cá…dồ…đơ…ơi !”. Những năm gần đây nguồn cá bột trên sông Tiền, sông Hậu cạn dần, người dân Long Phú Thuận không ra sông vớt cá giống như ngày xưa nữa mà ương ép cá giống tại gia. Riêng tập quán chèo ghe ( nay nhiều người thay mái chèo bằng cái máy dầu) đưa cá vồ con đi bán khắp đồng bằng và giọng rao nhão nhẹt thì vẫn y nguyên như ngày trước.
Tuy nhiên, nghề ương ép cá tra, cá vồ ở Long Phú Thuận đang hồi tuột dốc thê thảm. Anh Nguyễn Văn Lành, chủ cơ sở sản xuất cá tra bột Ba Lành ở ấp Phú Lợi A, tâm sự: Các sở sản xuất cá tra bột bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có từ năm 1999. Trung bình mỗi năm một cơ sở có thể cho ra lò từ 50-80 muôn cá bột (1 muôn = 10.000 con). Năm 1999, giá cá bột khoảng 60 đồng/con nên lời khá, nhiều hộ cất được nhà tường khang trang. Nhưng đến nay chỉ còn khoảng 0,8 đồng/con trong khi giai đoạn từ cá bột đến cá giống mất từ 50-60 ngày, mức độ hao hụt khá cao nên giá cá bột ở mức 2 đồng/con mới có lãi. Do vậy, chỉ trong 2 năm nay, đã có khoảng 50% cơ sở sản xuất cá bột có quy mô lớn ở Long Phú Thuận đã phải dẹp tiệm.
Ông Trần Văn Ngoan, Phó chủ tịch xã Phú Thuận B, cho biết: Hiện xã có trên 80% dân sống bằng nghề sản xuất cá tra, basa, cá vồ (gần 600 hộ nuôi) với trên 2.000 hầm cá lớn nhỏ. Những hộ nuôi lớn có khoảng 10 hầm, trung bình mỗi hầm khoảng 3 công đất. Những năm gần đây giá cá tra, ba sa xuất khẩu giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến nghề sản xuất cá giống của địa phương. Từ 1.000 đồng/con cá giống (khoảng 60 ngày tuổi, cở 1,2 phân) đến nay chỉ còn 200 đồng/con. Người sản xuất cá bột, cá giống gian nan, người đi bán cá dạo cũng ế ẩm.
+ Bán cá đổi…kiểng, gà:
Theo đánh giá của những người địa phương, hiện 3 xã cù lao Long Phú Thuận có khoảng 10.000 chiếc ghe đi bán cá vồ, cá tra dạo khắp miền đông và ĐBSCL. Vào ngày tết nguyên đán hay tết đoan ngọ, ghe về đậu kín các bến bãi của cù lao. Sau đó khi ăn tết các ghe cá lại tứ tán khắp nơi. Theo họ, nơi nào có nước ngọt là nơi đó có thể nuôi được loại cá da trơn này nên những người bán cá không ngại ngần đi đến những nơi xa xôi cách trở dù chỉ bán được vài chục, vài trăm con cá giống. Anh Nguyễn Văn Cưỡng, chủ nghe bán cá tra giống đang đậu tại ngã ba vàm Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ), kể: “Tôi vào nghề này hơn 10 năm nay. Chiếc ghe của tôi khoảng 7 tấn, chở được gần 500.000 con cá xuống Vĩnh Long bán. Khi đến nơi, tôi đậu ghe vào một bến đã quen biết, đem cá giống lên xe đi bán dạo. Tôi thì đi chiếc honda tèng xí, thằng Tư Mẫn em tôi đi bằng chiếc xe đạp cà tàng”.
Anh Lê Thanh Mẫn, em của anh Ba Cưỡng cho biết: Mỗi ngày anh và chiếc xe cà tàng chở 2 thùng nước đầy cá giống đi khắp các làng quê, ruộng đồng trên 30 km, chỉ mong bán được vài trăm con cá là mừng. Bữa nào hết sớm thì về sớm, còn ế thì tới chiều tối mới về. Dù trời nắng hay trời mưa cũng phải đi, không nề hà cực khổ, có khi nhịn đói suốt cả ngày. Đa số là bán thiếu đến mùa trái cây chín hay mùa gặt lúa mới đến lấy tiền. Ai đàng hòang thì trả tiền sòng phẳng, gặp người ngang ngược thì… chửi lộn trừ tiền.
Những người đi bán cá bằng ghe đều biết rõ nhau và thường phân chia địa bàn làm ăn, mỗi người bán ở một tỉnh, một huyện hay một điểm nào đó cố định để khỏi phải đụng mặt mua bán giành giật mích lòng. Một chủ ghe bán cá tra đậu ở cầu Mây Tức (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh), nói: nghề này không bán thiếu không được. Có khi người ta hẹn trả tiền hàng chục lần nhưng… không trả. Tới mùa gặt lúa, chúng tôi đến nhận tiền thì họ nói lúa thất, trả tiền phân không đủ lấy tiền đâu trả tiền cá? Hoặc khi bán cho những chủ vườn khi cây đang trổ bông, hẹn đến trái chín bán được sẽ trả tiền nhưng rồi trái đã chín bán hết nhưng tiền cũng không. Có những hộ từ khi mua cá đến cá lớn và ăn hết cũng chưa trả được tiền, khi thấy chúng tôi họ liền lẫn tránh. Túng quá hóa liều, nhiều chủ cá giống chấp nhận mang cá đổi cây kiểng về bán lại gỡ vốn. Nhiều người đổi cá lấy gà chọi mang về nuôi hoặc bán lại cho dân chơi gà dọc đường sông nước.
+ Ngày càng ế ẩm:
Các chủ cơ sở ở “làng cá vồ”, than thở: trước kia sản xuất với số lượng ít nhưng đổi lại giá bán ra cao, đồng thời, đầu tư chi phí cũng như tỉ lệ hao hụt rất thấp, thu lợi nhuận kha khá. 2 năm nay, chi phí giá cả mua cơ sở vật chất phục vụ sản xuất cá tra giống tăng mạnh, nguồn nước ngày càng bị ô nhiệm nặng, tỉ lệ hao hụt cao. Nhiều hộ sản xuất có tỉ lệ hao hụt chiếm tới 70-80%. Các cơ sở lớn do có cơ sở vật chất sẵn có nên sản xuất cầm chừng, còn cơ sở nhỏ lẻ, theo hộ gia đình phải bỏ nghề. Cũng theo các chủ cơ sở này, trước kia, chỉ duy nhất có 3 xã cù lao Long Phú Thuận này sản xuất giống cá tra, basa đi bán khắp đồng bằng. Hiện nay, hầu hết ở những các tỉnh đều có cơ sở sản xuất cá giống phục vụ tại chỗ. Điều đó, dẫn đến làng cá cá vồ ngày nào nhộn nhịp bây giờ đã phân tán đi khắp vùng.
Tâm sự với những chủ ghe bán cá tra dạo, chúng tôi cũng được nhận những cái thở dài: Nếu trước kia đi bán 5 ngày/chuyến thì nay họ đi bán một chuyến từ 10-15 ngày. Chẳng những giá cá mua vào ngày càng cao, chi phí ăn uống, vận chuyển mất nhiều ngày mà còn phải bán thiếu, bán đổ, có người giật luôn nên đã có nhiều chủ ghe phải chuyển sang nghề khác. Theo các chủ ghe bán dạo, nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn bán ế ẩm là do những năm gần đây mực nước luôn dâng cao, ao hộ nuôi theo hộ gia đình đã bị lắp dần, giá cá ngày càng giảm vừa túi tiền người lao động. Đặc biệt, nhiều địa phương đã thay thế “cầu tủm” bằng cầu máy nên diện tích nuôi cá vồ theo hộ gia đình ngày càng giảm. Tất nhiên, nhiều chủ ghe muốn bò lên bờ kiếm việc khác làm.
Những ngày này dân cù lao Long Phú Thuận (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) tất bật ép và dưỡng cá tra, ba sa giống. Ông Lê Văn Hai, ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B, cho biết: Sản xuất cá tra, ba sa giống là nghề truyền thống đã tồn tại gần 70 năm qua. Khoảng 10 năm trở lại đây, nghề cá giống mới bắt đầu phát triển mạnh do “ăn theo” nghề nuôi cá thịt. Theo Ông Hai, vài chục năm trước mùa này trên dòng sông Cửu Long cá vồ con xuôi dòng Mêkông từ Campuchia sang, nổi rất nhiều. Lúc ấy, dân Long Phú Thuận chỉ cần lấy cái mùng ra sông hứng chút xíu là đầy chiếc xuồng rồi chở vô thả xuống ao hầm nuôi. Người có máu kinh doanh thì dùng vợt, lưới bắt được nhiều hơn. Lúc đầu chỉ có vài người bắt cá vồ con nhưng sau đó thấy có ăn nên người tham gia ngày càng đông, hình thành “làng cá vồ giống”. Mỗi mùa nước đổ, dân Long Phú Thuận chèo xuồng ghe chở cá vồ con đi bán ở khắp các tỉnh ĐBSCL, mỗi chuyến đi như vậy khoảng 2-3 tháng mới trở về. Dân các tỉnh ĐBSCL không lạ gì giọng rao nhão nhẹt của giới “ cá vồ dạo” của làng Long Phú Thuận: “ A…ai..ai ca…cá…dồ…đơ…ơi !”. Những năm gần đây nguồn cá bột trên sông Tiền, sông Hậu cạn dần, người dân Long Phú Thuận không ra sông vớt cá giống như ngày xưa nữa mà ương ép cá giống tại gia. Riêng tập quán chèo ghe ( nay nhiều người thay mái chèo bằng cái máy dầu) đưa cá vồ con đi bán khắp đồng bằng và giọng rao nhão nhẹt thì vẫn y nguyên như ngày trước.
Tuy nhiên, nghề ương ép cá tra, cá vồ ở Long Phú Thuận đang hồi tuột dốc thê thảm. Anh Nguyễn Văn Lành, chủ cơ sở sản xuất cá tra bột Ba Lành ở ấp Phú Lợi A, tâm sự: Các sở sản xuất cá tra bột bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có từ năm 1999. Trung bình mỗi năm một cơ sở có thể cho ra lò từ 50-80 muôn cá bột (1 muôn = 10.000 con). Năm 1999, giá cá bột khoảng 60 đồng/con nên lời khá, nhiều hộ cất được nhà tường khang trang. Nhưng đến nay chỉ còn khoảng 0,8 đồng/con trong khi giai đoạn từ cá bột đến cá giống mất từ 50-60 ngày, mức độ hao hụt khá cao nên giá cá bột ở mức 2 đồng/con mới có lãi. Do vậy, chỉ trong 2 năm nay, đã có khoảng 50% cơ sở sản xuất cá bột có quy mô lớn ở Long Phú Thuận đã phải dẹp tiệm.
Ông Trần Văn Ngoan, Phó chủ tịch xã Phú Thuận B, cho biết: Hiện xã có trên 80% dân sống bằng nghề sản xuất cá tra, basa, cá vồ (gần 600 hộ nuôi) với trên 2.000 hầm cá lớn nhỏ. Những hộ nuôi lớn có khoảng 10 hầm, trung bình mỗi hầm khoảng 3 công đất. Những năm gần đây giá cá tra, ba sa xuất khẩu giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến nghề sản xuất cá giống của địa phương. Từ 1.000 đồng/con cá giống (khoảng 60 ngày tuổi, cở 1,2 phân) đến nay chỉ còn 200 đồng/con. Người sản xuất cá bột, cá giống gian nan, người đi bán cá dạo cũng ế ẩm.
+ Bán cá đổi…kiểng, gà:
Theo đánh giá của những người địa phương, hiện 3 xã cù lao Long Phú Thuận có khoảng 10.000 chiếc ghe đi bán cá vồ, cá tra dạo khắp miền đông và ĐBSCL. Vào ngày tết nguyên đán hay tết đoan ngọ, ghe về đậu kín các bến bãi của cù lao. Sau đó khi ăn tết các ghe cá lại tứ tán khắp nơi. Theo họ, nơi nào có nước ngọt là nơi đó có thể nuôi được loại cá da trơn này nên những người bán cá không ngại ngần đi đến những nơi xa xôi cách trở dù chỉ bán được vài chục, vài trăm con cá giống. Anh Nguyễn Văn Cưỡng, chủ nghe bán cá tra giống đang đậu tại ngã ba vàm Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ), kể: “Tôi vào nghề này hơn 10 năm nay. Chiếc ghe của tôi khoảng 7 tấn, chở được gần 500.000 con cá xuống Vĩnh Long bán. Khi đến nơi, tôi đậu ghe vào một bến đã quen biết, đem cá giống lên xe đi bán dạo. Tôi thì đi chiếc honda tèng xí, thằng Tư Mẫn em tôi đi bằng chiếc xe đạp cà tàng”.
Anh Lê Thanh Mẫn, em của anh Ba Cưỡng cho biết: Mỗi ngày anh và chiếc xe cà tàng chở 2 thùng nước đầy cá giống đi khắp các làng quê, ruộng đồng trên 30 km, chỉ mong bán được vài trăm con cá là mừng. Bữa nào hết sớm thì về sớm, còn ế thì tới chiều tối mới về. Dù trời nắng hay trời mưa cũng phải đi, không nề hà cực khổ, có khi nhịn đói suốt cả ngày. Đa số là bán thiếu đến mùa trái cây chín hay mùa gặt lúa mới đến lấy tiền. Ai đàng hòang thì trả tiền sòng phẳng, gặp người ngang ngược thì… chửi lộn trừ tiền.
Những người đi bán cá bằng ghe đều biết rõ nhau và thường phân chia địa bàn làm ăn, mỗi người bán ở một tỉnh, một huyện hay một điểm nào đó cố định để khỏi phải đụng mặt mua bán giành giật mích lòng. Một chủ ghe bán cá tra đậu ở cầu Mây Tức (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh), nói: nghề này không bán thiếu không được. Có khi người ta hẹn trả tiền hàng chục lần nhưng… không trả. Tới mùa gặt lúa, chúng tôi đến nhận tiền thì họ nói lúa thất, trả tiền phân không đủ lấy tiền đâu trả tiền cá? Hoặc khi bán cho những chủ vườn khi cây đang trổ bông, hẹn đến trái chín bán được sẽ trả tiền nhưng rồi trái đã chín bán hết nhưng tiền cũng không. Có những hộ từ khi mua cá đến cá lớn và ăn hết cũng chưa trả được tiền, khi thấy chúng tôi họ liền lẫn tránh. Túng quá hóa liều, nhiều chủ cá giống chấp nhận mang cá đổi cây kiểng về bán lại gỡ vốn. Nhiều người đổi cá lấy gà chọi mang về nuôi hoặc bán lại cho dân chơi gà dọc đường sông nước.
+ Ngày càng ế ẩm:
Các chủ cơ sở ở “làng cá vồ”, than thở: trước kia sản xuất với số lượng ít nhưng đổi lại giá bán ra cao, đồng thời, đầu tư chi phí cũng như tỉ lệ hao hụt rất thấp, thu lợi nhuận kha khá. 2 năm nay, chi phí giá cả mua cơ sở vật chất phục vụ sản xuất cá tra giống tăng mạnh, nguồn nước ngày càng bị ô nhiệm nặng, tỉ lệ hao hụt cao. Nhiều hộ sản xuất có tỉ lệ hao hụt chiếm tới 70-80%. Các cơ sở lớn do có cơ sở vật chất sẵn có nên sản xuất cầm chừng, còn cơ sở nhỏ lẻ, theo hộ gia đình phải bỏ nghề. Cũng theo các chủ cơ sở này, trước kia, chỉ duy nhất có 3 xã cù lao Long Phú Thuận này sản xuất giống cá tra, basa đi bán khắp đồng bằng. Hiện nay, hầu hết ở những các tỉnh đều có cơ sở sản xuất cá giống phục vụ tại chỗ. Điều đó, dẫn đến làng cá cá vồ ngày nào nhộn nhịp bây giờ đã phân tán đi khắp vùng.
Tâm sự với những chủ ghe bán cá tra dạo, chúng tôi cũng được nhận những cái thở dài: Nếu trước kia đi bán 5 ngày/chuyến thì nay họ đi bán một chuyến từ 10-15 ngày. Chẳng những giá cá mua vào ngày càng cao, chi phí ăn uống, vận chuyển mất nhiều ngày mà còn phải bán thiếu, bán đổ, có người giật luôn nên đã có nhiều chủ ghe phải chuyển sang nghề khác. Theo các chủ ghe bán dạo, nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn bán ế ẩm là do những năm gần đây mực nước luôn dâng cao, ao hộ nuôi theo hộ gia đình đã bị lắp dần, giá cá ngày càng giảm vừa túi tiền người lao động. Đặc biệt, nhiều địa phương đã thay thế “cầu tủm” bằng cầu máy nên diện tích nuôi cá vồ theo hộ gia đình ngày càng giảm. Tất nhiên, nhiều chủ ghe muốn bò lên bờ kiếm việc khác làm.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét