Ở Vĩnh Long có một ngôi làng mà bất cứ ai mới nghe qua cũng nghĩ rằng “độc nhất vô nhị”: Làng... “không dấu vân tay”. Không ngăn được sự tò mò, chúng tôi đã tìm đến tận nơi.
Để đến được nơi muốn tìm, từ quốc lộ 1A, chúng tôi đi qua nhiều con hẻm ngoằn ngoèo nằm ẩn mình bên dòng sông Cái Cá thuộc khóm 7, phường 2, thị xã Vĩnh Long (Vĩnh Long). Đến nơi, quan cảnh trước mắt chúng tôi hiện ra đó là một làng nghề đan cần xé hết sức nhộn nhịp. Người người vừa ngồi đan thoăn thoắt đôi tay, vừa trò chuyện với nhau nghe thật rôm rả
+ Nghề của các... đầu ngón tay:
Theo các lão làng kể lại: Nguồn gốc của làng nghề đan cần xé này có từ bao giờ chẳng một ai nhớ rõ. Nhưng điều mà mọi người khẳng định như... đinh đó là do những người Hoa từ Quảng Ngãi vào Vĩnh Long lập nghiệp và định cư cho tới ngày nay. Chính vì thế, tên tuổi của họ đã gắn bó cùng với ngôi làng này, như: Tăng Giang, Lạc Mạnh Đăng, Huỳnh Tâm.... Các công đoạn làm cần xé do các người thợ ở đây gọi cũng rất Hoa: làm tẩy, hỉ mịt, xó lò, hỉ nan, nẩu dình, ghim quai...
Thành viên của làng nghề này không kể già trẻ, trai gái; mỗi người đảm nhận một công đoạn khác nhau như: chẻ nan, vuốt nan, đan mễ (đan phần đít của cần xé)... nhưng tất cả đều có một điểm chung là làm thủ công bằng tay, nhất là sự vận dụng của các đầu ngón tay. Để gia nhập vào nghề, đòi hỏi mỗi người phải học hàng tháng trời mới có thể làm được. Đây cũng được xem là quãng thời gian “ấn tượng khó phai” nhất của những ai mới vào nghề. Bỡi lẽ, chỉ cần ngày đầu tiên tập tành chẻ nan, vướt nan thôi, cũng đủ làm đôi tay của người học phải rớm máu liên tục. Nếu những ai vượt qua được một tháng đầu “thử việc”, thì coi như đã thành nghề và có thể một mình đan được cái cần xé.
Tuy nhiên, để làm được một cần xé hoàn chỉnh, người thợ trải qua nhiều công đoạn gian nan, vất vả. Bước đầu tiên họ phải chẻ cây trúc thật dài ra thành nhiều nan nhỏ và đều nhau. Sau đó, họ dùng dao vuốt từng cọng nan cho thật láng. Ở công đoạn này, người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ, nếu chỉ sơ ý một chút là vẫn có thể đổ máu như những ngày đầu học việc vì độ sắc bén của trúc. Kế đến là công đoạn đan mễ. Kể từ công đoạn này trở đi, người đan bắt đầu vận dụng tất cả các ngón tay để khâu những cọng nan lại với nhau. Ghim quai là công đoạn kết thúc và là phần quan trọng nhất. Bởi vì, những người đảm nhận công đoạn này đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt, các đầu ngón tay cũng phải chịu được lực mạnh. Do vậy, tất cả những người làm ở công đoạn này đều bị chai sần các đầu ngón tay. Dần theo thời gian, dấu vân tay của họ cũng bị “phai” vì nghề. Một người thợ tại đây đã “bí mật” với chúng tôi rằng, nếu muốn biết ai có thâm niên trong nghề lâu hay không thì chỉ việc nhìn vào các đầu ngón tay thì sẽ thấy ngay.
Ông Mai Văn Bé, Phó Chủ tịch UBND phường 2, nói: “Mỗi lần dân ở làng nghề ấy đến làm giấy chứng minh thư, chúng tôi rất “khổ”. Bởi khi bảo họ lăn dấu tay, chúng tôi chỉ thấy một bệt đen ngồm, chẳng có một dấu vân nào nào để nhận dạng, nên đành phải khuyên họ phải tạm nghỉ làm việc khoảng 2 tuần mới quay lại làm giấy để đôi tay có... bông hoa với người ta”. Còn theo anh Phạm Văn Hùng, một người thợ của làng này, thì: “Tôi làm nghề đan cần xé từ khi còn bé tí. Do đó, khi nghe địa phương thông báo làm giấy chứng minh thư, tôi phải thay thế vợ giặt quần áo, nội trợ hơn nửa tháng trời để đợi cho dấu vân tay xuất hiện trở lại”.
+ Làng nghề đang bị mai một!
Tiếp xúc với chúng tôi, những người thợ của làng nghề này cho biết, mặc dù với công việc vất vả như thế, nhưng hàng trăm người trong số họ vẫn cố bám lấy nghề. Có người đã gắn bó với nghề đan cần xé này gần 50 năm qua. Khi họ không đủ sức khoẻ để theo đuổi nghề, thì lớp con cháu của họ thay vào. Thu nhập trung bình của mỗi người khoảng 30.000 đồng/ngày. Ngoài 50 hộ có đầu tư vật liệu (trúc) rồi thuê nhân công đến làm, trong làng còn có hàng chục hộ khác mang vật liệu ở các cơ sở về làm tại nhà với mức thù lao tính theo sản phẩm. Ông Ba Châu, chủ một cơ sở đan cần xé tại làng, tâm sự: “Mặc dù thu nhập không cao lắm, nhưng cũng chính cái nghề này đã thể hiện tinh thần tương trợ lẫn nhau giữa người dân trong xóm; đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm, giúp nhau thoát nghèo cho các hộ dân”. Thế nhưng cũng theo ông Châu, điều mà người thợ của làng nghề này đang băn khoăn nhất đó là dấu hiệu mai một của làng nghề đã bắt đầu lộ rõ. Bởi lẽ, do tình trạng trái cây nội địa liên tục rớt giá, nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang canh tác loại hình khác, dẫn đến việc tiêu thụ cần xé ngày càng giảm đi. Ngoài ra, hiện tại cây trúc ở miền Tây cũng trở nên hiếm, nên giá cả của nó đôi khi ở... trên mây, khiến cho thu nhập của người đan bị ảnh hưởng.
Rời ngôi làng “không dấu vân tay” trong cơn mưa dầm của ngày cuối tháng bảy, chúng tôi được những người thợ tại đây nói với theo một câu nghe rất buồn: “Lần sau trở lại đây, chắc có lẽ các anh sẽ không còn nghe ai nhắc đến tên gọi thân quen của làng nghề này. Bởi lẽ, khi nào cây trúc miền Tây không còn nữa, thì nghề đan cần xé ở Vĩnh Long cũng phải khép lại, và làng nghề “không dấu vân tay” sẽ đi vào quên lãng”.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG
Để đến được nơi muốn tìm, từ quốc lộ 1A, chúng tôi đi qua nhiều con hẻm ngoằn ngoèo nằm ẩn mình bên dòng sông Cái Cá thuộc khóm 7, phường 2, thị xã Vĩnh Long (Vĩnh Long). Đến nơi, quan cảnh trước mắt chúng tôi hiện ra đó là một làng nghề đan cần xé hết sức nhộn nhịp. Người người vừa ngồi đan thoăn thoắt đôi tay, vừa trò chuyện với nhau nghe thật rôm rả
+ Nghề của các... đầu ngón tay:
Theo các lão làng kể lại: Nguồn gốc của làng nghề đan cần xé này có từ bao giờ chẳng một ai nhớ rõ. Nhưng điều mà mọi người khẳng định như... đinh đó là do những người Hoa từ Quảng Ngãi vào Vĩnh Long lập nghiệp và định cư cho tới ngày nay. Chính vì thế, tên tuổi của họ đã gắn bó cùng với ngôi làng này, như: Tăng Giang, Lạc Mạnh Đăng, Huỳnh Tâm.... Các công đoạn làm cần xé do các người thợ ở đây gọi cũng rất Hoa: làm tẩy, hỉ mịt, xó lò, hỉ nan, nẩu dình, ghim quai...
Thành viên của làng nghề này không kể già trẻ, trai gái; mỗi người đảm nhận một công đoạn khác nhau như: chẻ nan, vuốt nan, đan mễ (đan phần đít của cần xé)... nhưng tất cả đều có một điểm chung là làm thủ công bằng tay, nhất là sự vận dụng của các đầu ngón tay. Để gia nhập vào nghề, đòi hỏi mỗi người phải học hàng tháng trời mới có thể làm được. Đây cũng được xem là quãng thời gian “ấn tượng khó phai” nhất của những ai mới vào nghề. Bỡi lẽ, chỉ cần ngày đầu tiên tập tành chẻ nan, vướt nan thôi, cũng đủ làm đôi tay của người học phải rớm máu liên tục. Nếu những ai vượt qua được một tháng đầu “thử việc”, thì coi như đã thành nghề và có thể một mình đan được cái cần xé.
Tuy nhiên, để làm được một cần xé hoàn chỉnh, người thợ trải qua nhiều công đoạn gian nan, vất vả. Bước đầu tiên họ phải chẻ cây trúc thật dài ra thành nhiều nan nhỏ và đều nhau. Sau đó, họ dùng dao vuốt từng cọng nan cho thật láng. Ở công đoạn này, người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ, nếu chỉ sơ ý một chút là vẫn có thể đổ máu như những ngày đầu học việc vì độ sắc bén của trúc. Kế đến là công đoạn đan mễ. Kể từ công đoạn này trở đi, người đan bắt đầu vận dụng tất cả các ngón tay để khâu những cọng nan lại với nhau. Ghim quai là công đoạn kết thúc và là phần quan trọng nhất. Bởi vì, những người đảm nhận công đoạn này đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt, các đầu ngón tay cũng phải chịu được lực mạnh. Do vậy, tất cả những người làm ở công đoạn này đều bị chai sần các đầu ngón tay. Dần theo thời gian, dấu vân tay của họ cũng bị “phai” vì nghề. Một người thợ tại đây đã “bí mật” với chúng tôi rằng, nếu muốn biết ai có thâm niên trong nghề lâu hay không thì chỉ việc nhìn vào các đầu ngón tay thì sẽ thấy ngay.
Ông Mai Văn Bé, Phó Chủ tịch UBND phường 2, nói: “Mỗi lần dân ở làng nghề ấy đến làm giấy chứng minh thư, chúng tôi rất “khổ”. Bởi khi bảo họ lăn dấu tay, chúng tôi chỉ thấy một bệt đen ngồm, chẳng có một dấu vân nào nào để nhận dạng, nên đành phải khuyên họ phải tạm nghỉ làm việc khoảng 2 tuần mới quay lại làm giấy để đôi tay có... bông hoa với người ta”. Còn theo anh Phạm Văn Hùng, một người thợ của làng này, thì: “Tôi làm nghề đan cần xé từ khi còn bé tí. Do đó, khi nghe địa phương thông báo làm giấy chứng minh thư, tôi phải thay thế vợ giặt quần áo, nội trợ hơn nửa tháng trời để đợi cho dấu vân tay xuất hiện trở lại”.
+ Làng nghề đang bị mai một!
Tiếp xúc với chúng tôi, những người thợ của làng nghề này cho biết, mặc dù với công việc vất vả như thế, nhưng hàng trăm người trong số họ vẫn cố bám lấy nghề. Có người đã gắn bó với nghề đan cần xé này gần 50 năm qua. Khi họ không đủ sức khoẻ để theo đuổi nghề, thì lớp con cháu của họ thay vào. Thu nhập trung bình của mỗi người khoảng 30.000 đồng/ngày. Ngoài 50 hộ có đầu tư vật liệu (trúc) rồi thuê nhân công đến làm, trong làng còn có hàng chục hộ khác mang vật liệu ở các cơ sở về làm tại nhà với mức thù lao tính theo sản phẩm. Ông Ba Châu, chủ một cơ sở đan cần xé tại làng, tâm sự: “Mặc dù thu nhập không cao lắm, nhưng cũng chính cái nghề này đã thể hiện tinh thần tương trợ lẫn nhau giữa người dân trong xóm; đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm, giúp nhau thoát nghèo cho các hộ dân”. Thế nhưng cũng theo ông Châu, điều mà người thợ của làng nghề này đang băn khoăn nhất đó là dấu hiệu mai một của làng nghề đã bắt đầu lộ rõ. Bởi lẽ, do tình trạng trái cây nội địa liên tục rớt giá, nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang canh tác loại hình khác, dẫn đến việc tiêu thụ cần xé ngày càng giảm đi. Ngoài ra, hiện tại cây trúc ở miền Tây cũng trở nên hiếm, nên giá cả của nó đôi khi ở... trên mây, khiến cho thu nhập của người đan bị ảnh hưởng.
Rời ngôi làng “không dấu vân tay” trong cơn mưa dầm của ngày cuối tháng bảy, chúng tôi được những người thợ tại đây nói với theo một câu nghe rất buồn: “Lần sau trở lại đây, chắc có lẽ các anh sẽ không còn nghe ai nhắc đến tên gọi thân quen của làng nghề này. Bởi lẽ, khi nào cây trúc miền Tây không còn nữa, thì nghề đan cần xé ở Vĩnh Long cũng phải khép lại, và làng nghề “không dấu vân tay” sẽ đi vào quên lãng”.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét