Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, được sự đồng thuận và mong mỏi của ông Trương Quang Phú (Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long), ông Trần Mộng (Nguyên Trưởng đoàn Văn công Cửu Long) đã triệu tập những thành viên của đoàn văn công ngày xưa... thực hiện chuyến về nguồn. Gần 20 thành viên từ mọi miền đất nước như: Hà Nội, Bình Dương, Cà Mau, Đồng Tháp, Trà Vinh... tụ họp về. Người lớn nhất có tuổi đời cũng gần 80 tuổi, người nhỏ nhất cũng đã trên 50 tuổi. Cuộc hội ngộ thật đầy đủ và ý nghĩa bởi tất cả mọi người tuy đã trở thành ông bà ngoại, ông bà nội, thậm chí có những người đã là ông bà cố, nhưng vẫn thể hiện những bài hát hào hùng, những điệu múa dẻo dai, uyển chuyển... ở cái tuổi xuân thì.
Gặp lại nhau, mừng... rơi nước mắt:
Theo ông Trần Mộng, sau khi lên kế hoạch liền thông tin cho tất cả mọi người, ai nấy đều gật đầu ngay. Mặc dù những bài hát, những điệu múa ngày xưa đã thấm sâu vào máu huyết của anh em nghệ sĩ, nhưng họ đã tụ họp về trước để tập luyện vào trung tuần tháng 7. Sau gần 2 tuần tập luyện phối hợp với Đội văn nghệ Công an tỉnh Vĩnh Long, chương trình đã hoàn thành với 16 tiết mục, trong đó riêng của Đoàn văn công Cửu Long là 10 tiết mục như: múa “Tay cày tay súng”, “Hoa sen dưới cờ giải phóng”; ca cổ “Viếng mộ liệt sĩ”, “Ông già bám đất”, trích đoạn cải lương “Nỗi đau bên cạnh niềm vui”...
Cô Nguyễn Ngọc Ánh, 52 tuổi, khăn gói từ Thủ đô Hà Nội trở về Vĩnh Long, trở về chiến trường xưa hào hùng, oanh liệt. Hiện cô là giảng viên của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cô Ánh bùi ngùi: “Gặp lại những anh em trong đoàn như là một giấc mơ đối với tôi. Hơn 30 năm mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng rơi nước mắt vì không ngờ lại có cuộc hội ngộ khá đầy đủ anh chị em trong đoàn ngày xưa. Những ngày đầu gặp lại, mấy chị em gặp nhau, ngủ chung mùng nói chuyện cho đến sáng lúc nào không hay biết... Trong khi dàn dựng lại những tiết mục múa, chị em chúng tôi chỉ tập lại đội hình chứ những điệu bộ thì chúng tôi nhớ mãi như in, không thể nào quên được”.
Chú Phan Văn Thành, năm nay đã 60 tuổi, đang sinh sống tại tỉnh Bình Dương, khi hay tin có cuộc về nguồn nhân ngày thương binh liệt sĩ năm nay, không hề do dự, chú nhanh chống sắp xếp ngay chuyện nhà để trở về Vĩnh Long gặp lại anh em. Chú Thành tâm sự: “Tôi trở về đây như là một tiếng gọi thiêng liêng. Mặc dù đến nay tôi đã là cha, là nội nhưng lúc nào tôi vẫn nghĩ mình vẫn là đứa con của đoàn văn công ngày xưa”. Còn Cô Hồ Thị Thơm, 58 tuổi, hiện đang sống tại TP Cà Mau. Cô tham gia đoàn văn công khi mới lên 12 tuổi. Cô Thơm không giấu được niềm vui: “Hơn 30 năm gặp lại anh em, tôi như sống lại ngành nghệ thuật của mình trong thời bom đạn”.
Trong chuyến về nguồn vừa qua, đoàn kết hợp với Đội văn nghệ Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức biểu diễn từ ngày 25 đến 27/7 ở những căn cứ địa ngày xưa, những địa phương, gia đình đã nuôi nấng đoàn trong thời lửa đạn như: Chùa Tòa Sen thuộc ấp Hóa Thành (xã Đông Thành, huyện Bình Minh), xã Nguyễn Văn Thảnh (huyện Bình Minh), xã Hòa Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp),... Mỗi đêm biểu diễn phục, vụ bà con đến ủng hộ rất động và nhiệt tình. Có những người cao tuổi xem lại chương trình đã tấm tắc ngợi khen hết lời. Biểu diễn nghệ thuật là cách để thể hiện cho bà con cũng như những thành viên của đoàn nhớ lại chiến trường đã nuôi dưỡng mình. Ý nghĩa hơn hết là đoàn đã đến từng gia đình nuôi chứa đoàn ngày xưa để thăm hỏi, tặng quà, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống mới. Đồng thời đoàn cũng đã thắp những nén hương cho những đồng đội, những người cưu mang đã yên nghĩ trên mảnh đất... thắm đượm tình người.
“Vẫn mãi là Đoàn văn công Cửu Long”:
Có tâm sự với cô, chú trong đoàn văn công ngày xưa, chúng tôi mới thấy được sự hy sinh, gan dạ đầy nghĩa khí của họ. Dấu chân của họ in khắp cả vùng giải phóng, cả vùng tranh chấp với địch. Trong gian khó, tiếng hát, tiếng đàn của đoàn văn công luôn cất lên vừa phục vụ cho anh em chiến sĩ, đồng bào, vừa tuyên truyền đường lối cách mạng. Tiếng hát đánh át tiếng bom là vậy! Ông Trần Mộng nói: “Về nguồn lần này chính là hoài bảo của tất cả thành viên trong đoàn sau bao nhiêu năm xa cách. Mặc dù mỗi người mỗi cảnh đời khác nhau, nhưng đều có chung một niềm vui... chiến thắng. Bởi vì trong bao nhiêu năm kháng chiến gian khổ chúng tôi vẫn sống chết có nhau, vẫn luôn tự hào mình phục vụ ở “Đoàn văn công Cửu Long”.
Ngày 1/6/1961, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Vĩnh Long được thống nhất của Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Long thành lập đoàn văn công, lấy tên Đoàn văn công Cửu Long, trên cơ sở đoàn ca múa nhạc xã Mỹ Thuận (huyện Bình Minh) và một số anh chị em diễn viên, nhạc công, tân, cổ gồm 17 người trong tỉnh. Đoàn do đồng chí Nguyễn Văn Mẫn (Bảy Hui) làm trưởng đoàn, đồng chí Ngô Ngọc Bỉnh (Sáu Kỳ), phó đoàn. Đến tháng 6/1962, nâng tổng số thành viên trong đoàn là 35 người. Mỗi năm đoàn văn công biểu diễn từ 60-70 buổi, phóng thành vào các đồn địch từ 30-36 cuộc. Kỷ niệm không thể nào quên ngày ấy của đoàn trong khi lưu diễn thì rất nhiều, nhưng ai cũng nhớ buổi biểu diễn tại xã Mỹ Thuận (huyện Bình Minh): Chương trình của đoàn hôm đó có vở cải lương “Bước chân đã chọn”, nội dung vận động thanh niên tòng quân. Ở một tình huống kịch tính đang diễn ra gay gắt khi người con trai của mẹ quyết tâm xin mẹ được tòng quân góp phần giải phóng quê hương, trong khi mẹ trong lòng đã đồng ý nhưng vẫn muốn thử lòng đứa con của mình. Cuộc đối lý đến cao trào cả mẹ lẫn con đều khóc, con khóc đòi tòng quân, mẹ khóc mừng con có ý chí... Đang lúc mẹ con ôm nhau khóc bởi có một bà mẹ là khán giả “nhập vai” bước lên sân khấu, tay lau nước mắt tức tưởi nói: “Bà ở nhà không ai bỏ bà đâu, bà nên cho nó đi tòng quân”. Nói xong, bà móc túi lấy tiền nhét vào túi cậu con trai và nói: “Bà cho con tiền đây nè!”. Bấy giờ, diễn viên đóng vai cậu con trai và bà mẹ trong kịch hết sức lúng túng, không biết diễn tiếp thế nào (vì tình tiết này không có trong kịch bản). Mong nhờ ông Trần Mộng là tác giả kiêm đạo diễn có mặt trong cánh ga, ông nhắc nhở “bà mẹ” (Thanh Phương thủ vai) diễn tiếp câu: “Bà Chị ơi! Tôi thử lòng của con, xem ý chí của con, chớ nào phải đâu tôi không giác ngộ cho con tòng quân”. Vừa dứt lời, khán giả vỗ tay rần rần, bà mẹ ngoài đời đứng trên sân khấu trở về thực tại cũng vỗ tay cười ha hả...
Trong chiến tranh, niềm vui biểu diễn phục vụ bà con, chiến sĩ lúc nào cũng dâng trào trong tim mỗi thành viên. Tuy nhiên, đau lòng nhất là bom đạn đã cướp đi những thành viên của đoàn, những anh chị em ngày ngày biểu diễn với nhau rất ăn ý rồi cũng nằm yên trên mảnh đất chiến trường. Theo ông Trần Mộng, từ năm 1961 đến 1975, đoàn đã có hơn 20 người phải bỏ lại chiến trường. Cuộc hội ngộ lần này như là cuộc về nguồn đầy đủ và ý nghĩa nhất, nhằm để tri ân, tưởng nhơ đến những người đã nuôi dưỡng, sống chết có nhau với đoàn văn công. Lần gặp gỡ này, gần 20 anh em còn lại đã thống nhất từ nay về sau mỗi năm sẽ gặp lại một lần để thể hiện tâm huyết: Vẫn mãi Đoàn văn công Cửu Long.
Cô Nguyễn Ngọc Ánh, 52 tuổi, khăn gói từ Thủ đô Hà Nội trở về Vĩnh Long, trở về chiến trường xưa hào hùng, oanh liệt. Hiện cô là giảng viên của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cô Ánh bùi ngùi: “Gặp lại những anh em trong đoàn như là một giấc mơ đối với tôi. Hơn 30 năm mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng rơi nước mắt vì không ngờ lại có cuộc hội ngộ khá đầy đủ anh chị em trong đoàn ngày xưa. Những ngày đầu gặp lại, mấy chị em gặp nhau, ngủ chung mùng nói chuyện cho đến sáng lúc nào không hay biết... Trong khi dàn dựng lại những tiết mục múa, chị em chúng tôi chỉ tập lại đội hình chứ những điệu bộ thì chúng tôi nhớ mãi như in, không thể nào quên được”.
Chú Phan Văn Thành, năm nay đã 60 tuổi, đang sinh sống tại tỉnh Bình Dương, khi hay tin có cuộc về nguồn nhân ngày thương binh liệt sĩ năm nay, không hề do dự, chú nhanh chống sắp xếp ngay chuyện nhà để trở về Vĩnh Long gặp lại anh em. Chú Thành tâm sự: “Tôi trở về đây như là một tiếng gọi thiêng liêng. Mặc dù đến nay tôi đã là cha, là nội nhưng lúc nào tôi vẫn nghĩ mình vẫn là đứa con của đoàn văn công ngày xưa”. Còn Cô Hồ Thị Thơm, 58 tuổi, hiện đang sống tại TP Cà Mau. Cô tham gia đoàn văn công khi mới lên 12 tuổi. Cô Thơm không giấu được niềm vui: “Hơn 30 năm gặp lại anh em, tôi như sống lại ngành nghệ thuật của mình trong thời bom đạn”.
Trong chuyến về nguồn vừa qua, đoàn kết hợp với Đội văn nghệ Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức biểu diễn từ ngày 25 đến 27/7 ở những căn cứ địa ngày xưa, những địa phương, gia đình đã nuôi nấng đoàn trong thời lửa đạn như: Chùa Tòa Sen thuộc ấp Hóa Thành (xã Đông Thành, huyện Bình Minh), xã Nguyễn Văn Thảnh (huyện Bình Minh), xã Hòa Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp),... Mỗi đêm biểu diễn phục, vụ bà con đến ủng hộ rất động và nhiệt tình. Có những người cao tuổi xem lại chương trình đã tấm tắc ngợi khen hết lời. Biểu diễn nghệ thuật là cách để thể hiện cho bà con cũng như những thành viên của đoàn nhớ lại chiến trường đã nuôi dưỡng mình. Ý nghĩa hơn hết là đoàn đã đến từng gia đình nuôi chứa đoàn ngày xưa để thăm hỏi, tặng quà, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống mới. Đồng thời đoàn cũng đã thắp những nén hương cho những đồng đội, những người cưu mang đã yên nghĩ trên mảnh đất... thắm đượm tình người.
“Vẫn mãi là Đoàn văn công Cửu Long”:
Có tâm sự với cô, chú trong đoàn văn công ngày xưa, chúng tôi mới thấy được sự hy sinh, gan dạ đầy nghĩa khí của họ. Dấu chân của họ in khắp cả vùng giải phóng, cả vùng tranh chấp với địch. Trong gian khó, tiếng hát, tiếng đàn của đoàn văn công luôn cất lên vừa phục vụ cho anh em chiến sĩ, đồng bào, vừa tuyên truyền đường lối cách mạng. Tiếng hát đánh át tiếng bom là vậy! Ông Trần Mộng nói: “Về nguồn lần này chính là hoài bảo của tất cả thành viên trong đoàn sau bao nhiêu năm xa cách. Mặc dù mỗi người mỗi cảnh đời khác nhau, nhưng đều có chung một niềm vui... chiến thắng. Bởi vì trong bao nhiêu năm kháng chiến gian khổ chúng tôi vẫn sống chết có nhau, vẫn luôn tự hào mình phục vụ ở “Đoàn văn công Cửu Long”.
Ngày 1/6/1961, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Vĩnh Long được thống nhất của Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Long thành lập đoàn văn công, lấy tên Đoàn văn công Cửu Long, trên cơ sở đoàn ca múa nhạc xã Mỹ Thuận (huyện Bình Minh) và một số anh chị em diễn viên, nhạc công, tân, cổ gồm 17 người trong tỉnh. Đoàn do đồng chí Nguyễn Văn Mẫn (Bảy Hui) làm trưởng đoàn, đồng chí Ngô Ngọc Bỉnh (Sáu Kỳ), phó đoàn. Đến tháng 6/1962, nâng tổng số thành viên trong đoàn là 35 người. Mỗi năm đoàn văn công biểu diễn từ 60-70 buổi, phóng thành vào các đồn địch từ 30-36 cuộc. Kỷ niệm không thể nào quên ngày ấy của đoàn trong khi lưu diễn thì rất nhiều, nhưng ai cũng nhớ buổi biểu diễn tại xã Mỹ Thuận (huyện Bình Minh): Chương trình của đoàn hôm đó có vở cải lương “Bước chân đã chọn”, nội dung vận động thanh niên tòng quân. Ở một tình huống kịch tính đang diễn ra gay gắt khi người con trai của mẹ quyết tâm xin mẹ được tòng quân góp phần giải phóng quê hương, trong khi mẹ trong lòng đã đồng ý nhưng vẫn muốn thử lòng đứa con của mình. Cuộc đối lý đến cao trào cả mẹ lẫn con đều khóc, con khóc đòi tòng quân, mẹ khóc mừng con có ý chí... Đang lúc mẹ con ôm nhau khóc bởi có một bà mẹ là khán giả “nhập vai” bước lên sân khấu, tay lau nước mắt tức tưởi nói: “Bà ở nhà không ai bỏ bà đâu, bà nên cho nó đi tòng quân”. Nói xong, bà móc túi lấy tiền nhét vào túi cậu con trai và nói: “Bà cho con tiền đây nè!”. Bấy giờ, diễn viên đóng vai cậu con trai và bà mẹ trong kịch hết sức lúng túng, không biết diễn tiếp thế nào (vì tình tiết này không có trong kịch bản). Mong nhờ ông Trần Mộng là tác giả kiêm đạo diễn có mặt trong cánh ga, ông nhắc nhở “bà mẹ” (Thanh Phương thủ vai) diễn tiếp câu: “Bà Chị ơi! Tôi thử lòng của con, xem ý chí của con, chớ nào phải đâu tôi không giác ngộ cho con tòng quân”. Vừa dứt lời, khán giả vỗ tay rần rần, bà mẹ ngoài đời đứng trên sân khấu trở về thực tại cũng vỗ tay cười ha hả...
Trong chiến tranh, niềm vui biểu diễn phục vụ bà con, chiến sĩ lúc nào cũng dâng trào trong tim mỗi thành viên. Tuy nhiên, đau lòng nhất là bom đạn đã cướp đi những thành viên của đoàn, những anh chị em ngày ngày biểu diễn với nhau rất ăn ý rồi cũng nằm yên trên mảnh đất chiến trường. Theo ông Trần Mộng, từ năm 1961 đến 1975, đoàn đã có hơn 20 người phải bỏ lại chiến trường. Cuộc hội ngộ lần này như là cuộc về nguồn đầy đủ và ý nghĩa nhất, nhằm để tri ân, tưởng nhơ đến những người đã nuôi dưỡng, sống chết có nhau với đoàn văn công. Lần gặp gỡ này, gần 20 anh em còn lại đã thống nhất từ nay về sau mỗi năm sẽ gặp lại một lần để thể hiện tâm huyết: Vẫn mãi Đoàn văn công Cửu Long.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG
1 nhận xét:
Nên chỉnh lại blog này là "Bá Dũng với... nghề lừa đồng đội!
Đăng nhận xét