Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2007

cay cau khi dai ky luc o VL !

ĐBSCL là vùng đất có sông rạch chằng chịt và cầu khỉ dày đặt. Trong những năm qua, chính quyền và người dân nơi đây đã bê tông hoá hàng ngàn cây cầu khỉ, giúp cho nông dân đi lại dễ dàng. Thế nhưng, hiện nay, ở Vĩnh Long lại có cây cầu khỉ được xem là kỷ lục Việt Nam. Cây cầu được làm bằng gỗ dài gần 100m. Điều đặc biệt là cây cầu này không phải bắt qua con sông lớn nào mà lại được bắt cặp mé sông, làm lối đi chung cho khoảng 30 nhân khẩu !
+ “Truyền thuyết” cây cầu khỉ kỷ lục:
Cầy cầu khỉ này có “niên đại” khoảng 2 năm nay, được những hộ dân trong một khu đất bị bít lối đi “hùn” nhau xây dựng nên tại ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Từ khi con đường mòn hàng chục năm bị chặng lại, những người sống trong khu vực này phải lội sông đi lại sinh hoạt hàng ngày. Vào những lúc nước đầy, mỗi gia đình đều có một chiếc xuồng đưa rước con cháu đi học và những người trong gia đình đi làm thuê về. Nếu nước cạn, người lớn phải cổng người nhỏ, hoặc để lên một cái thau lớn tránh dính bùn… Nhưng cuộc hành trình trên chỉ diễn ra được vài tháng vì “đi riết rồi cũng lở mé”, chủ của miếng đất đó cũng cấm luôn. Các hộ dân nơi đây nảy ra ý định bắt cầu… Đại diện những người này đi hỏi xin nơi bắt cầu qua nhà đi cho đỡ vất vã. Các hộ có đất gần (chỉ khoảng 10-15m) thì không cho, dần dần hỏi mãi đến gia đình cho thì nó đã cách xa đầu bên kia dài gần 100 m. Do những hộ dân đều nghèo nên làm theo quyên tắc lá lành đùm lá rách, có chi dùng nấy. Nhà nào có tre dùng tre, có cao dùng cao hay sắn, đước,…đều có thể dùng để bắt cầu là được hết. Nhờ có tình đoàn kết nên không bao lâu cây cầu đã được “xây dựng” xong. Việc đi lại của những người trong khu vực này dễ dàng hơn. Cây cầu khỉ có chiều dài gần 100 m với trên 20 nhịp, được nối kết chủ yếu bằng cây tre và cây cao. Cây cầu được bắc qua con rạch nhưng không được “kết nối” vào bờ, mà bẻ một góc 90 độ rồi chạy ngoằn ngèo, uốn éo dọc theo bờ của con rạch Bà Bổn. Đến thời điểm này, cây cầu được “thay da đổi thịt” rất nhiều lần vì cây lâu ngày đã đến tuổi mục, chưa có tiền để thay thuế cầu mới.

+ “Cầy bao nhiêu nhịp…dạ sầu bấy nhiêu”:
Trở lại câu chuyện những hộ dân trong khu vực này bị bít lối đi thì được biết “cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu”. Số là khoảng 3 năm trước, cách đó chừng 100m, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Long đã “thống nhất” chọn khu vực gần đó làm khu công nghiệp. Do nằm ở phần liền kề nên nhiều hộ bị giải toả trắng phải vào vùng trong mua để làm chỗ ở. Thế là, giá đất bổng chốc được đẩy lên vù vù, tới mây xanh. Thấy đất có giá trị “tất đất tất vàng” nên lối đi chung từ hàng chục năm qua của các hộ này từ từ bị “thu hồi” lại. Cô Trần Thị Huệ bức xúc: “Hồi tôi lấy chồng về đây, tới nay đã hơn 33 năm qua vẫn đi bằng đường bộ, nhưng từ khi đất lên giá người ta không cho đi nữa, muốn đi phải mua hoặc hùn mua, nhưng mua tiền cao quá, ở đây lại toàn dân nghèo sao kham nổi. Gởi đơn kêu cứu nhiều lần rồi mà vẫn hổng thấy ai giải quyết được gì hết trơn”. Còn ông Trương Ngọc Tài, nói với vẻ thất vọng: Do mình nghèo nên phhải chịu thôi. Ngày xưa các cụ đâu có nghĩ đến chuyện này xảy ra nên xem lối đi kia là của chung, thể hiện tình làng nghĩa xóm. Bây giờ các cụ đã chết hết rối, chính quyền cũng bó tay. Chúng tôi, những người sống trong khu vực này phải cam chịu thôi. Chỉ tội là mấy đứa nhỏ đi học, trời mưa thì trơn trợt, đi cầu khỉ rất khó khăn. Không ít lần tụi nó té cầu trầy xước đầy mình, thấy mà đau lòng lắm.
Qua tìm hiểu, trong khu vực có 5 hộ khẩu với gần 30 nhân khẩu. Hầu hết tất cả những gia đình này đều thuộc dạng hộ nghèo, trong đó có 2 hộ là gia đình liệt sĩ. Mặc dù đã đội đơn kêu cứu, nhờ chính quyền giải quyết cho lối đi nhưng hết lần này đến lần khác đều không được. Các chủ đất thì lại đòi bán theo giá đất thị trường. Đa phần những hộ trong khu vực đi làm thuê, làm mướn hàng ngày, lo bữa ăn không xong nói chi đến dư tiền mà mua lối đi. Ông Chín Kềnh, một người dân địa phương kháu rằng: nhà tôi ở gần cây cầu này nên thấy mấy đứa đi học té rớt xuống sông như cơm bữa. Mỗi khi có đám tiệc, những vị khách ăn mặt chỉnh tề, uống vài ly rượu mừng về đi qua chưa được nửa cây cầu là té nhàu, mình mẩy lắm lem. Đa phần những người này đều “bỏ của chạy lấy người” nên dép bỏ lại dưới sông là đều tất yếu. Nhiều người đi một lần đã tởn tới già… Với những hình ảnh “dở khóc dở cười” như vậy mà những người chủ đất lẽ nào không thấy. Tất cả người dân nơi đây trong chờ vào cách sống tình làng nghĩa xóm và giúp đỡ của chính quyền địa phương.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG

Không có nhận xét nào: