Cách đây 30 năm, có một người đàn ông ở Vĩnh Long chỉ với đôi bàn tay trắng, không nghề nghiệp và cũng chẳng có mảnh đất cắm dùi, nhưng kể từ khi làm nghề... móc cua đến nay, người đàn ông này đã “tậu” về hơn 10 công đất và xây dựng nên một ngôi nhà tường khang trang, ấm cúng.
Trong một lần đến công tác tại ấp Thanh Sơn, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ (Vĩnh Long), chúng tôi được người dân nơi đây bàn tán sôi nổi xung quanh sự “đổi đời” của một người tên On chuyên làm nghề... móc cua. Nhiều người còn khẳng định rằng, trong số những người giỏi nghề móc cua nhất hiện nay ở vùng sông nước miền Tây thì ông On là người được xếp hàng bậc thầy. Để tìm hiểu thật hư ra sau, chúng tôi tìm nhà nhân vật “nổi tiếng” này...
+ Móc cua, móc nên... nhà
Tên đầy đủ của ông là Phùng Văn On (Sáu On), năm nay đã 70 tuổi. 30 năm về trước, gia đình ông thuộc dạng nghèo nhất xã, lại có tới 7 đứa con (4 nam, 3 nữ), nên phải sống nhờ vào miếng đất nhỏ của một ngôi chùa. Hàng ngày, vợ chồng ông đi làm thuê, cuốc mướn kiếm tiền mua vài ba lon gạo, nắm rau để lo cho đàn con nheo nhóc sống qua ngày. Đã vậy, chỉ vài năm sau, vợ ông lại tiếp tục... cho ra đời thêm 2 người con nữa. Chính vì thế, cuộc sống gia đình ông vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn... Sau nhiều lần ông quyết định làm ăn lớn để mong đổi đời, nhưng không thành vì đào đâu ra vốn. Giữa lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, nhưng nào ngờ, trong một lần ra đồng cắt lúa mướn, ông nhận thấy cua đồng rất nhiều và cũng là món ăn khoái khẩu của dân thị thành. Chỉ trong ngày hôm sau, ông ra quân đi móc cua. Những ngáy đầu, ông móc chỉ đủ ăn do tay nghề còn yếu. Trăm hay không bằng tay quen, dần dần thùng đựng cua của ông ngày càng đầy hơn. Kể từ ngày đầu tiên ông đi móc của đến hàng tháng trời sau, trong mỗi bữa ăn, ngày nào gia đình ông ngày nào cũng có món cua. Dù món ngon đến đâu, ăn lâu ngày rồi cũng ngán, ông nảy ra ý định đem ra chợ bán. Ban đầu là chợ “đầu làng”, rồi đến chợ xã… và cuối cùng là chợ tỉnh.
Ông sáu On bộc bạch: Những ngày đầu đi móc cua cũng là những ngày tôi đau khổ nhất. Không những cua tôi móc được ít mà còn bị cù móc móc bầm dập, nát biến con cua. Đôi tay của tôi cũng bị cua kẹp thấy thảm thong. Tôi dự định bỏ nghề nhưng tôi nghĩ: chẳng lẽ chỉ mới vạn sự khởi đầu nan mà vạn nan bắt đầu nản hay sao ? Ông Sáu quyết chí dù có vất vả đến đâu, ông cũng đeo đuổi nghề móc cua đến cùng vì nhất nghệ tinh nhất thân vinh mà. Ông Sáu cho biết: “Chỉ sau một tuần là “tay nghề” móc cua của tôi lên hẳn. Ngày nào tôi cũng đem về cả bao cua để bà xã đem ra chợ bán và mua về khoảng 10 lon gạo. Thế là khoẻ re”.
Trong đời móc cua của ông Sáu cũng có lắm chuyện vui buồn. Chuyện vui nhất là lần đầu tiên đi móc cua “liên huyện” của cha con ông. Lần đó. khi trời vừa hừng sáng là ông Sáu và 3 đứa con lớn của mình ăn vội nắm cơm nếp với dưa mắm rồi nhanh chóng xuống chiếc xuồng ba lá để xuất hành. Từ huyện Long Hồ, cả 4 người bơi xuồng đến tận huyện Mang Thích để móc cua. Tới nơi, họ chia nhau mỗi người một hướng để móc, đến trưa mới quay lại chỗ cũ. Không ngờ, lần đó cha con ông móc được cả trăm kg cua. Nhìn chiếc xuồng cua đầy ắp, 4 cha con ông cứ reo lên suốt quảng đường về nhà. Còn chuyện buồn nhất mà theo ông Sáu nói là: “Thấy tôi hay đi “rảo” ngoài đồng để móc cua, nên không ít người cứ “nghi ngờ” rằng tôi “chôm” cá, tôm của họ. Nhưng không phải vì thế mà tôi nản chí, bỏ nghề”.
Cũng chính vì ý chí vượt qua khó khăn của một người từng sống trong cảnh nghèo túng như ông Sáu On, mà chỉ ít lâu sau, gia đình ông đã “tậu” được 2 công đất vườn, rồi đến 10 công đất ruộng cũng từ chiếc cù móc và cái thúng thiết. Tuy nhiên, điều mà người dân địa phương nể phục nhất đối với gia đình ông Sáu là ở chỗ mặc dù lao động vất vả ngoài ruộng đồng, nhưng những đứa con của ông học hành rất giỏi và lễ phép với mọi người. Đến nay, hầu hết con cái của ông Sáu đã có công ăn, việc làm ổn định tại tỉnh nhà. Riêng ông Sáu, giờ đây tuy đã có nhà cao cửa rộng và tuổi đã cao, nhưng ông vẫn thường xuyên ra đồng để móc từng con cua đem về cho bà Sáu đem đi bán để kiếm thêm tiền chợ. Ông nói: “Công việc này đã “ăn” vào máu của tôi rồi, không thể bỏ được đâu mấy chú ơi!”.
+ Đi móc cua bằng... xe gắn máy
Trong số những đứa con “nối nghiệp” ông Sáu đến ngày nay là chị Phùng Thị Mai Triều (39 tuổi). Chị biết móc cua từ lúc mới lên 9 tuổi và xuyên suốt cho đến ngày hôm nay. Có điều, ngày trước cha con chị phải lội bộ hoặc chèo xuồng đi móc cua, thì nay chị đi làm việc này bằng... xe gắn máy. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 8 giờ sáng, chị Triều cùng chiếc xe gắn máy của mình vượt qua đoạn đường hơn 20km mới đến điểm móc cua. Vì theo chị, việc móc cua ngày nay khó khăn gấp trăm lần so ngày trước. Nguyên nhân là do nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, nên lượng cua đồng đã cạn kiệt dần.
Có đến nhà chị Triều mới thấy hết được việc bắt cua bây giờ cũng đã chuyển sang thời đại “công nghiệp hóa”. Bởi vì, ngoài việc dùng xe gắn máy làm phương tiện đi móc cua hàng ngày, chị Triều còn sắm cả máy xay cua tại nhà. Khi đi bắt cua về, chị làm sạch rồi cho chúng (trừ càng) vào máy xay nhuyễn để đem ra chợ bán với giá 8.000 đồng/kg. Số càng cua còn lại sẽ được chị Triều đem đi bỏ mối cho một số quán nhậu trên địa bàn thị xã Vĩnh Long với giá từ 15.000- 20.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi ngày chị móc được khoảng 15kg cua. Sau khi trừ chi phí xăng dầu, chị cũng thu về được hơn 50.000 đồng/ngày.
Năm nay, chị Triều chuẩn bị “lên chức” bà ngoại. Giống như cha mình, chị vẫn không thể rời xa cái nghề móc cua “tuy cực mà vui”. 2 người con của chị cũng vậy, mặc dù đã có việc làm ổn định, nhưng những lúc rảnh rỗi họ cũng ra đồng “nối nghiệp” của mẹ và ông ngoại mình. Trước lúc chia tay, chị Triều nói với chúng tôi: Cái nghề “kỳ cục” này đã góp phần xoá đi cái nghèo của cha mẹ và nuôi lớn tôi nên người, thì làm sao tôi có thể bỏ hả các chú!”.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG
Trong một lần đến công tác tại ấp Thanh Sơn, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ (Vĩnh Long), chúng tôi được người dân nơi đây bàn tán sôi nổi xung quanh sự “đổi đời” của một người tên On chuyên làm nghề... móc cua. Nhiều người còn khẳng định rằng, trong số những người giỏi nghề móc cua nhất hiện nay ở vùng sông nước miền Tây thì ông On là người được xếp hàng bậc thầy. Để tìm hiểu thật hư ra sau, chúng tôi tìm nhà nhân vật “nổi tiếng” này...
+ Móc cua, móc nên... nhà
Tên đầy đủ của ông là Phùng Văn On (Sáu On), năm nay đã 70 tuổi. 30 năm về trước, gia đình ông thuộc dạng nghèo nhất xã, lại có tới 7 đứa con (4 nam, 3 nữ), nên phải sống nhờ vào miếng đất nhỏ của một ngôi chùa. Hàng ngày, vợ chồng ông đi làm thuê, cuốc mướn kiếm tiền mua vài ba lon gạo, nắm rau để lo cho đàn con nheo nhóc sống qua ngày. Đã vậy, chỉ vài năm sau, vợ ông lại tiếp tục... cho ra đời thêm 2 người con nữa. Chính vì thế, cuộc sống gia đình ông vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn... Sau nhiều lần ông quyết định làm ăn lớn để mong đổi đời, nhưng không thành vì đào đâu ra vốn. Giữa lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, nhưng nào ngờ, trong một lần ra đồng cắt lúa mướn, ông nhận thấy cua đồng rất nhiều và cũng là món ăn khoái khẩu của dân thị thành. Chỉ trong ngày hôm sau, ông ra quân đi móc cua. Những ngáy đầu, ông móc chỉ đủ ăn do tay nghề còn yếu. Trăm hay không bằng tay quen, dần dần thùng đựng cua của ông ngày càng đầy hơn. Kể từ ngày đầu tiên ông đi móc của đến hàng tháng trời sau, trong mỗi bữa ăn, ngày nào gia đình ông ngày nào cũng có món cua. Dù món ngon đến đâu, ăn lâu ngày rồi cũng ngán, ông nảy ra ý định đem ra chợ bán. Ban đầu là chợ “đầu làng”, rồi đến chợ xã… và cuối cùng là chợ tỉnh.
Ông sáu On bộc bạch: Những ngày đầu đi móc cua cũng là những ngày tôi đau khổ nhất. Không những cua tôi móc được ít mà còn bị cù móc móc bầm dập, nát biến con cua. Đôi tay của tôi cũng bị cua kẹp thấy thảm thong. Tôi dự định bỏ nghề nhưng tôi nghĩ: chẳng lẽ chỉ mới vạn sự khởi đầu nan mà vạn nan bắt đầu nản hay sao ? Ông Sáu quyết chí dù có vất vả đến đâu, ông cũng đeo đuổi nghề móc cua đến cùng vì nhất nghệ tinh nhất thân vinh mà. Ông Sáu cho biết: “Chỉ sau một tuần là “tay nghề” móc cua của tôi lên hẳn. Ngày nào tôi cũng đem về cả bao cua để bà xã đem ra chợ bán và mua về khoảng 10 lon gạo. Thế là khoẻ re”.
Trong đời móc cua của ông Sáu cũng có lắm chuyện vui buồn. Chuyện vui nhất là lần đầu tiên đi móc cua “liên huyện” của cha con ông. Lần đó. khi trời vừa hừng sáng là ông Sáu và 3 đứa con lớn của mình ăn vội nắm cơm nếp với dưa mắm rồi nhanh chóng xuống chiếc xuồng ba lá để xuất hành. Từ huyện Long Hồ, cả 4 người bơi xuồng đến tận huyện Mang Thích để móc cua. Tới nơi, họ chia nhau mỗi người một hướng để móc, đến trưa mới quay lại chỗ cũ. Không ngờ, lần đó cha con ông móc được cả trăm kg cua. Nhìn chiếc xuồng cua đầy ắp, 4 cha con ông cứ reo lên suốt quảng đường về nhà. Còn chuyện buồn nhất mà theo ông Sáu nói là: “Thấy tôi hay đi “rảo” ngoài đồng để móc cua, nên không ít người cứ “nghi ngờ” rằng tôi “chôm” cá, tôm của họ. Nhưng không phải vì thế mà tôi nản chí, bỏ nghề”.
Cũng chính vì ý chí vượt qua khó khăn của một người từng sống trong cảnh nghèo túng như ông Sáu On, mà chỉ ít lâu sau, gia đình ông đã “tậu” được 2 công đất vườn, rồi đến 10 công đất ruộng cũng từ chiếc cù móc và cái thúng thiết. Tuy nhiên, điều mà người dân địa phương nể phục nhất đối với gia đình ông Sáu là ở chỗ mặc dù lao động vất vả ngoài ruộng đồng, nhưng những đứa con của ông học hành rất giỏi và lễ phép với mọi người. Đến nay, hầu hết con cái của ông Sáu đã có công ăn, việc làm ổn định tại tỉnh nhà. Riêng ông Sáu, giờ đây tuy đã có nhà cao cửa rộng và tuổi đã cao, nhưng ông vẫn thường xuyên ra đồng để móc từng con cua đem về cho bà Sáu đem đi bán để kiếm thêm tiền chợ. Ông nói: “Công việc này đã “ăn” vào máu của tôi rồi, không thể bỏ được đâu mấy chú ơi!”.
+ Đi móc cua bằng... xe gắn máy
Trong số những đứa con “nối nghiệp” ông Sáu đến ngày nay là chị Phùng Thị Mai Triều (39 tuổi). Chị biết móc cua từ lúc mới lên 9 tuổi và xuyên suốt cho đến ngày hôm nay. Có điều, ngày trước cha con chị phải lội bộ hoặc chèo xuồng đi móc cua, thì nay chị đi làm việc này bằng... xe gắn máy. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 8 giờ sáng, chị Triều cùng chiếc xe gắn máy của mình vượt qua đoạn đường hơn 20km mới đến điểm móc cua. Vì theo chị, việc móc cua ngày nay khó khăn gấp trăm lần so ngày trước. Nguyên nhân là do nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, nên lượng cua đồng đã cạn kiệt dần.
Có đến nhà chị Triều mới thấy hết được việc bắt cua bây giờ cũng đã chuyển sang thời đại “công nghiệp hóa”. Bởi vì, ngoài việc dùng xe gắn máy làm phương tiện đi móc cua hàng ngày, chị Triều còn sắm cả máy xay cua tại nhà. Khi đi bắt cua về, chị làm sạch rồi cho chúng (trừ càng) vào máy xay nhuyễn để đem ra chợ bán với giá 8.000 đồng/kg. Số càng cua còn lại sẽ được chị Triều đem đi bỏ mối cho một số quán nhậu trên địa bàn thị xã Vĩnh Long với giá từ 15.000- 20.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi ngày chị móc được khoảng 15kg cua. Sau khi trừ chi phí xăng dầu, chị cũng thu về được hơn 50.000 đồng/ngày.
Năm nay, chị Triều chuẩn bị “lên chức” bà ngoại. Giống như cha mình, chị vẫn không thể rời xa cái nghề móc cua “tuy cực mà vui”. 2 người con của chị cũng vậy, mặc dù đã có việc làm ổn định, nhưng những lúc rảnh rỗi họ cũng ra đồng “nối nghiệp” của mẹ và ông ngoại mình. Trước lúc chia tay, chị Triều nói với chúng tôi: Cái nghề “kỳ cục” này đã góp phần xoá đi cái nghèo của cha mẹ và nuôi lớn tôi nên người, thì làm sao tôi có thể bỏ hả các chú!”.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét