Trên quê hương chị Ut Tịch – xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có một gia đình rất đặc biệt. Trải qua 3 đời, cứ mỗi thế hệ, gia đình này có 1 người mà trên mỗi một bàn tay chỉ có một ngón tay và cả bàn chân cũng chỉ có một ngón chân. Nhưng tất cả công việc sinh hoạt hàng ngày đều làm như người bình thường. Thậm chí còn có rất nhiều biệt tài mà khi nghe qua ai cũng nể phục.
+ Ba thế hệ…một ngón:
Nhờ anh cán bộ xã Tam Ngãi hướng dẫn, chúng tôi mới tìm được nhà của chú Nguyễn Văn Cộng, 54 tuổi ở ấp Bưng Lớn B. Có khách đến, chú vội chạy vào trong buồng mặc chiếc áo thun và chiếc quần dài khá tươm tất. Sau những lời chào hỏi, chú cũng hiểu được ý định của chúng tôi muốn biết về những cái biệt tài mà có lẽ chỉ duy nhất dòng họ mình mới có được. Vừa nói chuyện, chú vừa dùng 2 bàn tay chỉ có 2 ngón xé một đoạn giấy trắng mỏng tanh rất ngay ngắn, rút từ trong họp ra một chút thuốc lá. Chú lần lượt xoe tròn lại, trong nháy mắt chú đã có một điếu thuốc và đưa hột quẹt lên bậc lửa phì phà khói nghi ngút.
Chú ba Cộng vui vẻ tâm sự: Ở xóm này ai mà chẳng bàn tán về gia đình chúng tôi. Tôi là người thứ 2 của dòng họ có tật bẩm sinh như thế này. Ba tôi cũng chỉ có một ngón tay trên một bàn tay nhưng cũng làm được tất cả. Tất cả những người như chúng tôi làm được mọi việc chỉ duy nhất giải mạ và bón phân là làm không được thôi. Đặc biệt, ba mẹ tôi đều tham gia chống giặc và cả 2 đều là liệt sĩ… Gia đình chú nổi tiếng ở đây không chỉ về cái tật bẩm sinh này mà còn là có một truyền thống về đánh giặc ngoại xâm. Tuy có tật nguyền nhưng chú cũng là một đảng viên, từng tham gia những trận đánh nổi tiếng khắp vùng. Chú kể lại: “Năm 1967, tôi thấy cảnh nước mất nhà tang, tôi xin đi bộ đội nhưng mấy ổng không cho đi. Mấy ổng nói, một bàn tay có một ngón mà làm ăn được cái gì ? Để thuyết phục được tôi phải biểu diễn cách tháo lắp súng, bắn trúng mục tiêu chính xác,… thế là tôi được chấp thuận đứng vào hàng ngũ của quân đội. Tôi mừng lắm. Ban đầu, tôi được phân công làm giao liên rồi thư ký tiểu đoàn 1 ly 8. Khi giải phóng về làm tập đoàn, làm thư ký của xã Tam Ngãi và đặc biệt là còn huấn luyện quân sự cho thanh niên ở địa phương”.
Đang ngồi tâm sự với chú Ba thì cô Nguyễn Thị Anh (vợ của chú Ba) ẵm đứa bé gái trên tay từ ngoài cổng vào. Chú ba chỉ tay và nói: “Kìa, đứa nhỏ thếm ba mày bồng trên tay là cháu nội đó. Ba của nó cũng chỉ có một ngón tay và một ngón chân trên mỗi một bàn đấy”. Chú thếm ba có 4 đứa con: 1 trai và 3 gái. Đặc biệt, chỉ có con trai mới có dị tật thế này, tất cả 3 cô con gái đều bình thường. Ba đời nay vẫn vậy. Dù có tật nguyền nhưng anh vẫn có gia đình bình thường như bao người khác. Thếm ba nói chen vào: “Chú biết không ? ông xã tôi tuy có tật nhưng có nhiều biệt tài lắm. Tôi thương ổng và lấy ổng cũng nhờ cái tình và cần cù, siêng năng làm việc…”.
+ Những biệt tài…điêu luyện:
Để cho chúng tôi muốn biết sự thật về những lời đồn, chú ba Cộng lần lượt biểu diễn cho chúng tôi tận mắt chứng kiến những biệt tài của mình. Chú lần lượt viết chữ, cầm ly trâm trà, cầm chén đủa gắp từng con tép nhỏ…thật nhanh và chính xác. Chú nói: “Đây chỉ là những chuyện bình thường hàng ngày. Tôi còn biết vít mương bằng gào thùng và là người bắt lươn nổi tiếng nhất địa phương này”. Đặc biệt, hiện nay chú cũng là một cây văn nghệ của địa phương. Nói xong, chú lấy ra một cây đàn biểu diễn cho chúng tôi lướt nghe về 6 câu vọng cổ và một bài bản vắn như: Lưu Thủy Trường, Xuân Tình, Tây Thi,… Chỉ có một ngón tay nhưng chú biểu diễn bấm nốt rất điêu luyện. Ai đã từng xem chú đàn cũng đều nể phục.
Gặp được chú ba Cộng, chúng tôi như gặp thêm được một “quái kiệt” của vùng đất Trà Vinh và càng khâm phục hơn những người có tật thường hay có biệt tài khó ai sánh kịp. Tuy có nhiều chuyện lạ nhưng với dòng họ 3 đời của chú ba Cộng có thể xem là một câu chuyện hy hữu nhất từ trước tới nay.
+ Ba thế hệ…một ngón:
Nhờ anh cán bộ xã Tam Ngãi hướng dẫn, chúng tôi mới tìm được nhà của chú Nguyễn Văn Cộng, 54 tuổi ở ấp Bưng Lớn B. Có khách đến, chú vội chạy vào trong buồng mặc chiếc áo thun và chiếc quần dài khá tươm tất. Sau những lời chào hỏi, chú cũng hiểu được ý định của chúng tôi muốn biết về những cái biệt tài mà có lẽ chỉ duy nhất dòng họ mình mới có được. Vừa nói chuyện, chú vừa dùng 2 bàn tay chỉ có 2 ngón xé một đoạn giấy trắng mỏng tanh rất ngay ngắn, rút từ trong họp ra một chút thuốc lá. Chú lần lượt xoe tròn lại, trong nháy mắt chú đã có một điếu thuốc và đưa hột quẹt lên bậc lửa phì phà khói nghi ngút.
Chú ba Cộng vui vẻ tâm sự: Ở xóm này ai mà chẳng bàn tán về gia đình chúng tôi. Tôi là người thứ 2 của dòng họ có tật bẩm sinh như thế này. Ba tôi cũng chỉ có một ngón tay trên một bàn tay nhưng cũng làm được tất cả. Tất cả những người như chúng tôi làm được mọi việc chỉ duy nhất giải mạ và bón phân là làm không được thôi. Đặc biệt, ba mẹ tôi đều tham gia chống giặc và cả 2 đều là liệt sĩ… Gia đình chú nổi tiếng ở đây không chỉ về cái tật bẩm sinh này mà còn là có một truyền thống về đánh giặc ngoại xâm. Tuy có tật nguyền nhưng chú cũng là một đảng viên, từng tham gia những trận đánh nổi tiếng khắp vùng. Chú kể lại: “Năm 1967, tôi thấy cảnh nước mất nhà tang, tôi xin đi bộ đội nhưng mấy ổng không cho đi. Mấy ổng nói, một bàn tay có một ngón mà làm ăn được cái gì ? Để thuyết phục được tôi phải biểu diễn cách tháo lắp súng, bắn trúng mục tiêu chính xác,… thế là tôi được chấp thuận đứng vào hàng ngũ của quân đội. Tôi mừng lắm. Ban đầu, tôi được phân công làm giao liên rồi thư ký tiểu đoàn 1 ly 8. Khi giải phóng về làm tập đoàn, làm thư ký của xã Tam Ngãi và đặc biệt là còn huấn luyện quân sự cho thanh niên ở địa phương”.
Đang ngồi tâm sự với chú Ba thì cô Nguyễn Thị Anh (vợ của chú Ba) ẵm đứa bé gái trên tay từ ngoài cổng vào. Chú ba chỉ tay và nói: “Kìa, đứa nhỏ thếm ba mày bồng trên tay là cháu nội đó. Ba của nó cũng chỉ có một ngón tay và một ngón chân trên mỗi một bàn đấy”. Chú thếm ba có 4 đứa con: 1 trai và 3 gái. Đặc biệt, chỉ có con trai mới có dị tật thế này, tất cả 3 cô con gái đều bình thường. Ba đời nay vẫn vậy. Dù có tật nguyền nhưng anh vẫn có gia đình bình thường như bao người khác. Thếm ba nói chen vào: “Chú biết không ? ông xã tôi tuy có tật nhưng có nhiều biệt tài lắm. Tôi thương ổng và lấy ổng cũng nhờ cái tình và cần cù, siêng năng làm việc…”.
+ Những biệt tài…điêu luyện:
Để cho chúng tôi muốn biết sự thật về những lời đồn, chú ba Cộng lần lượt biểu diễn cho chúng tôi tận mắt chứng kiến những biệt tài của mình. Chú lần lượt viết chữ, cầm ly trâm trà, cầm chén đủa gắp từng con tép nhỏ…thật nhanh và chính xác. Chú nói: “Đây chỉ là những chuyện bình thường hàng ngày. Tôi còn biết vít mương bằng gào thùng và là người bắt lươn nổi tiếng nhất địa phương này”. Đặc biệt, hiện nay chú cũng là một cây văn nghệ của địa phương. Nói xong, chú lấy ra một cây đàn biểu diễn cho chúng tôi lướt nghe về 6 câu vọng cổ và một bài bản vắn như: Lưu Thủy Trường, Xuân Tình, Tây Thi,… Chỉ có một ngón tay nhưng chú biểu diễn bấm nốt rất điêu luyện. Ai đã từng xem chú đàn cũng đều nể phục.
Gặp được chú ba Cộng, chúng tôi như gặp thêm được một “quái kiệt” của vùng đất Trà Vinh và càng khâm phục hơn những người có tật thường hay có biệt tài khó ai sánh kịp. Tuy có nhiều chuyện lạ nhưng với dòng họ 3 đời của chú ba Cộng có thể xem là một câu chuyện hy hữu nhất từ trước tới nay.
Bài vả ảnh: BÁ DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét