Ở thị trấn Bình Minh (Vĩnh Long ) hỏi nhà nghệ nhân Thanh Nhàn ai cũng biết. Bởi gia đình ông không chỉ nổi tiếng có truyền thống về hát bội mà còn là gia đình duy nhất ĐBSCL đã có thành tích cung cấp hàng trăm bộ phục trang cho nhiều gánh hát bội của khu vực và các nghệ sĩ nổi tiếng ở TPHCM.
+ Túng thế nên… thành nghề:
Khi chúng tôi đến nhà, cô Mai ( vợ nghệ nhân Thanh Nhàn) đang thoăn thoắt đưa từng đường kim mũi chỉ trên lớp vải được căng thẳng để kết xà cúc. Những hạt xà cúc li ti phải kết theo những đường nét đã được vẽ sẳn trên mặc vải là việc làm cực khó với nhiều người, nhưng đối với cô Mai là “chuyện nhỏ”. Đôi tay nhẹ nhàng uyển chuyển, chính xác đến từng chi tiết nhỏ của cô Mai khiến những người đứng xem cô làm việc đều thán phục. Theo tay cô, những đường nét cuối cùng của một con phụng hoàng hiện dần, rực rỡ trên mặt vải. Chỉ thoáng nhìn, ai cũng biết đây là chiếc áo dành cho những nhân vật nữ trong tuồng tích. Mắt vẫn chăm chú vào từng đường kim, mũi chỉ, cô Mai nói: “ Nghề này được gia đình chúng tôi làm gần 20 năm nay rồi. Chiếc áo này của một gánh hát bội ở Sóc Trăng đặt chúng tôi làm. Trong cái gia đình nghệ sĩ này, tất cả 5 nhân khẩu ai cũng biết may phục trang tuồng cổ”. Theo cô Mai, đây là cái nghề ít người làm và đang có xu hướng bị mai một nên gia đình cô gần như “độc quyền”. Hiện nay gia đình cô Mai là nguồn cung cấp trang phục chính cho những gánh hát bội của TPCHM và nhiều gánh hát bội ở ĐBSCL.
Gia đình Nghệ nhân Thanh Nhàn (tên thật là Võ Công Khanh, sinh năm 1955, ngụ ấp Đông Bình A, xã Đông Bình, huyện Bình Minh), đến với nghề may trang phục tuồng cổ cũng tình cờ. Ong Nhàn kể: Hai bên nội, ngoại của chúng tôi đều là nghệ nhân hát bội từ mấy đời nay. Những lần đi diễn, do trang phục hát bội của ông cha truyền lại ngày càng cũ kỹ nên thường bị… rách ngay trên sân khấu. Khán giả cười bò lăn bò càng nhưng diễn viên thì cực kỳ “quê độ”, mắc cở vô cùng. Nhưng hồi đó, muốn sắm một bộ đồ mới đâu có dễ, phải lặn lội lên tới TPHCM để mua nhưng không phải lúc nào cũng có vì ít có nơi bán, giá lại rất đắt. Suy tính mãi, cả “gia đình hát bội” của nghệ nhân Thanh Nhàn thống nhất: tự may trang phục. Nghĩ là làm, họ lấy những bộ trang phục hát tuồng cũ nát ra đo ni, xem hình, hí hoáy đo vẽ rồi cử người đi tận TPHCM mua vải, nút xà cúc bằng kim loại, kim tuyến… để bắt tay sản xuất trang phục tuồng.
“Những chiếc áo đầu tiên may xong không ai muốn sử dụng vì các đường chỉ bị co dúm, các hoa văn không giống ai, các nút xà cúc đặt méo xẹo méo xọ”, ông Nhàn cười. Cả nhà lại mày mò đo vẽ, cắt may. Rồi nghề không phụ người, không bao lâu gia đình chú Thanh Nhàn đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, hoàn thành những bộ trang phục đẹp như ý. Vuốt ve chiếc bàn căng vải, giọng ông Nhàn âu yếm: “Cây căng vải này đã gắn bó với gia đình chúng tôi hơn chục năm nay rồi, giúp cho tôi hoàn thành hàng trăm bộ trang phục tuồng cổ. Nhờ nó mà những mũi kim không còn bị dúm dó như lúc ban đầu”.
+ Đất sống vẫn còn:
Ông Nhàn mở tủ lấy ra hàng chục bộ trang phục lộng lẫy, rực rỡ bởi lấp lánh những xà cúc kim loại, kim tuyến...trông rất đẹp mắt. Ngoài quần áo hát tuồng còn có mũ mão, giày, binh khí thập bát ban võ nghệ... Ông Nhàn giải thích: “Muốn may một chiếc áo cho một nhân vật nào đó, chúng tôi phải dựa theo phục trang của họ ghi trong tuồng tích, sách sử. Ơ mỗi triều đại, tuồng sử hay tuồng Tàu đều có mão, trang phục khác nhau. Cụ thể như: Bao Công thì phải đội mão có “thẻ ngang”, tượng trưng cho quan trung; Triều đại Tống có ông Bàn Hồng, cha của Hoàng Quý Phí là quan nịnh nên đội mão loại “bình thiên”; tướng võ trung kiên như Địch Thanh thì đội mão loại “ngạch đợi”...”. Để hoàn thành một chiếc áo cho nhân vật vua chúa, một người làm suốt ngày phải mất 2 đến 3 tuần lễ. Tuỳ loại phục trang mà xà cúc phải khâu vào vải từ 0,5 đến 1kg và giá cả của mỗi bộ trang phục cũng khác nhau, nhưng giá chót khoảng 1 triệu đồng. Mỗi năm gia đình chú Nhàn cung cấp cho các gánh hát bội trong khu vực và nghệ sĩ TPHCM khoảng 30 bộ trang phục. Theo nghệ nhân Thanh Nhàn, hiện nay gia đình ông “sản xuất” phục trang tuồng cổ gần như quanh năm, không ai đặt vẫn làm để giữ nghề.
Gần 20 năm qua, ngoài hàng trăm bộ trang phục hát bội cung cấp cho các đoàn, các nghệ sĩ, gia đình nghệ nhân Thanh Nhàn còn tích luỹ được 3 dàn trang phục với khoảng 150 bộ để cho nhiều gánh hát bội trong khu vực thuê mướn diễn tập. Nghệ nhân Thanh Nhàn cho biết: “Hàng năm vào khoảng từ sau tết Nguyên Đán đến tháng tư âm lịch, trong vùng có rất nhiều lễ hội nên thu nhập từ việc cho mướn 3 dàn phục trang cũng sống được...”. Trung bình mỗi một suất cho thuê, ông Nhàn thu nhập từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Theo nghệ nhân Thanh Nhàn, hiện nay cả khu vực ĐBSCL có khoảng 50 gánh hát bội. Trung bình một bộ trang phục diễn tuồng chỉ 3-4 năm là bị xuống màu nên nghề may trang phục hát bội của gia đình ông vẫn còn đất sống.
+ Túng thế nên… thành nghề:
Khi chúng tôi đến nhà, cô Mai ( vợ nghệ nhân Thanh Nhàn) đang thoăn thoắt đưa từng đường kim mũi chỉ trên lớp vải được căng thẳng để kết xà cúc. Những hạt xà cúc li ti phải kết theo những đường nét đã được vẽ sẳn trên mặc vải là việc làm cực khó với nhiều người, nhưng đối với cô Mai là “chuyện nhỏ”. Đôi tay nhẹ nhàng uyển chuyển, chính xác đến từng chi tiết nhỏ của cô Mai khiến những người đứng xem cô làm việc đều thán phục. Theo tay cô, những đường nét cuối cùng của một con phụng hoàng hiện dần, rực rỡ trên mặt vải. Chỉ thoáng nhìn, ai cũng biết đây là chiếc áo dành cho những nhân vật nữ trong tuồng tích. Mắt vẫn chăm chú vào từng đường kim, mũi chỉ, cô Mai nói: “ Nghề này được gia đình chúng tôi làm gần 20 năm nay rồi. Chiếc áo này của một gánh hát bội ở Sóc Trăng đặt chúng tôi làm. Trong cái gia đình nghệ sĩ này, tất cả 5 nhân khẩu ai cũng biết may phục trang tuồng cổ”. Theo cô Mai, đây là cái nghề ít người làm và đang có xu hướng bị mai một nên gia đình cô gần như “độc quyền”. Hiện nay gia đình cô Mai là nguồn cung cấp trang phục chính cho những gánh hát bội của TPCHM và nhiều gánh hát bội ở ĐBSCL.
Gia đình Nghệ nhân Thanh Nhàn (tên thật là Võ Công Khanh, sinh năm 1955, ngụ ấp Đông Bình A, xã Đông Bình, huyện Bình Minh), đến với nghề may trang phục tuồng cổ cũng tình cờ. Ong Nhàn kể: Hai bên nội, ngoại của chúng tôi đều là nghệ nhân hát bội từ mấy đời nay. Những lần đi diễn, do trang phục hát bội của ông cha truyền lại ngày càng cũ kỹ nên thường bị… rách ngay trên sân khấu. Khán giả cười bò lăn bò càng nhưng diễn viên thì cực kỳ “quê độ”, mắc cở vô cùng. Nhưng hồi đó, muốn sắm một bộ đồ mới đâu có dễ, phải lặn lội lên tới TPHCM để mua nhưng không phải lúc nào cũng có vì ít có nơi bán, giá lại rất đắt. Suy tính mãi, cả “gia đình hát bội” của nghệ nhân Thanh Nhàn thống nhất: tự may trang phục. Nghĩ là làm, họ lấy những bộ trang phục hát tuồng cũ nát ra đo ni, xem hình, hí hoáy đo vẽ rồi cử người đi tận TPHCM mua vải, nút xà cúc bằng kim loại, kim tuyến… để bắt tay sản xuất trang phục tuồng.
“Những chiếc áo đầu tiên may xong không ai muốn sử dụng vì các đường chỉ bị co dúm, các hoa văn không giống ai, các nút xà cúc đặt méo xẹo méo xọ”, ông Nhàn cười. Cả nhà lại mày mò đo vẽ, cắt may. Rồi nghề không phụ người, không bao lâu gia đình chú Thanh Nhàn đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, hoàn thành những bộ trang phục đẹp như ý. Vuốt ve chiếc bàn căng vải, giọng ông Nhàn âu yếm: “Cây căng vải này đã gắn bó với gia đình chúng tôi hơn chục năm nay rồi, giúp cho tôi hoàn thành hàng trăm bộ trang phục tuồng cổ. Nhờ nó mà những mũi kim không còn bị dúm dó như lúc ban đầu”.
+ Đất sống vẫn còn:
Ông Nhàn mở tủ lấy ra hàng chục bộ trang phục lộng lẫy, rực rỡ bởi lấp lánh những xà cúc kim loại, kim tuyến...trông rất đẹp mắt. Ngoài quần áo hát tuồng còn có mũ mão, giày, binh khí thập bát ban võ nghệ... Ông Nhàn giải thích: “Muốn may một chiếc áo cho một nhân vật nào đó, chúng tôi phải dựa theo phục trang của họ ghi trong tuồng tích, sách sử. Ơ mỗi triều đại, tuồng sử hay tuồng Tàu đều có mão, trang phục khác nhau. Cụ thể như: Bao Công thì phải đội mão có “thẻ ngang”, tượng trưng cho quan trung; Triều đại Tống có ông Bàn Hồng, cha của Hoàng Quý Phí là quan nịnh nên đội mão loại “bình thiên”; tướng võ trung kiên như Địch Thanh thì đội mão loại “ngạch đợi”...”. Để hoàn thành một chiếc áo cho nhân vật vua chúa, một người làm suốt ngày phải mất 2 đến 3 tuần lễ. Tuỳ loại phục trang mà xà cúc phải khâu vào vải từ 0,5 đến 1kg và giá cả của mỗi bộ trang phục cũng khác nhau, nhưng giá chót khoảng 1 triệu đồng. Mỗi năm gia đình chú Nhàn cung cấp cho các gánh hát bội trong khu vực và nghệ sĩ TPHCM khoảng 30 bộ trang phục. Theo nghệ nhân Thanh Nhàn, hiện nay gia đình ông “sản xuất” phục trang tuồng cổ gần như quanh năm, không ai đặt vẫn làm để giữ nghề.
Gần 20 năm qua, ngoài hàng trăm bộ trang phục hát bội cung cấp cho các đoàn, các nghệ sĩ, gia đình nghệ nhân Thanh Nhàn còn tích luỹ được 3 dàn trang phục với khoảng 150 bộ để cho nhiều gánh hát bội trong khu vực thuê mướn diễn tập. Nghệ nhân Thanh Nhàn cho biết: “Hàng năm vào khoảng từ sau tết Nguyên Đán đến tháng tư âm lịch, trong vùng có rất nhiều lễ hội nên thu nhập từ việc cho mướn 3 dàn phục trang cũng sống được...”. Trung bình mỗi một suất cho thuê, ông Nhàn thu nhập từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Theo nghệ nhân Thanh Nhàn, hiện nay cả khu vực ĐBSCL có khoảng 50 gánh hát bội. Trung bình một bộ trang phục diễn tuồng chỉ 3-4 năm là bị xuống màu nên nghề may trang phục hát bội của gia đình ông vẫn còn đất sống.
Bài và ảnh: BÁ DŨNG
2 nhận xét:
Cám ơn bạn đã viết bài về nghề may áo tuồng. Xin làm ơn cho biết làm sao có thể liên lạc với nghệ sĩ Thanh Nhàn (điện thoại?) Cám ơn nhiều ... (nhut.tran@gmail.com)
x
Đăng nhận xét